Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Cánh diều Chủ đề 2. Chăn nuôi và thủy sản Câu hỏi trang 72 Công nghệ 7 - Cánh diều: Em hãy quan sát Hình 14.1 và nêu các hậu quả của hiện tượng ô nhiễm môi trường nước: Quan sát Hình 14.1, ta nhận thấy: Hình 14. 1a...

Câu hỏi trang 72 Công nghệ 7 - Cánh diều: Em hãy quan sát Hình 14.1 và nêu các hậu quả của hiện tượng ô nhiễm môi trường nước: Quan sát Hình 14.1, ta nhận thấy: Hình 14. 1a...

Quan sát Hình 14.1, ta nhận thấy Giải và trình bày phương pháp giải Câu hỏi trang 72 - Bài 14. Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thủy sản SGK Công nghệ 7 - Cánh diều.

Mở đầu:

Em hãy quan sát Hình 14.1 và nêu các hậu quả của hiện tượng ô nhiễm môi trường nướcimage

Phương pháp giải:

Quan sát Hình 14.1, ta nhận thấy:

Hình 14.1a: Ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nguồn nước trong sinh hoạt

Hình 14.1b: Ảnh hưởng đến môi trường biển

Hình 14.1c: Ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước: cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước

Lời giải chi tiết:

Hình 14.1a: Rác thải gây ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm, nguồn nước trong sinh hoạt, nước ao, hồ , sông.

Hình 14.1b: Rác thải, chất thải gây ảnh hưởng đến môi trường biển, làm nước biển biến đổi màu.

Hình 14.1c: Ảnh hưởng đến các sinh vật dưới nước: cá chết hàng loạt, nổi lềnh bềnh trên mặt nước.

Câu hỏi:

Vì sao cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

Phương pháp giải :

Đọc nội dung mục 1.

Lời giải chi tiết:

Cần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản vì: môi trường nước có vai trò rất quan trọng đối với các loại thủy sản, khi nước bị ô nhiễm sẽ gây tác động xấu đến đời sống của chúng.

Câu hỏi:

Em hãy nêu các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản.

Phương pháp giải :

Đọc nội dung mục 1, ta thấy có một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

- Xử lý các nguồn nước thải

- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản

Lời giải chi tiết:

Một số biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

- Xử lý các nguồn nước thải: đạt tiêu chuẩn quy định trước khi xả vào thủy vực (ao, hồ, sông, biển, …).

- Kiểm soát môi trường nuôi thủy sản

+ Thực hiện chế độ ăn hợp lý cho động vật thuỷ sản

+ Sử dụng ao lắng; các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.

+ Sử dụng chế phẩm sinh học gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản.

+ Lọc sinh học, sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hoả nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc.

+ Sử dụng thực vật thuỷ sinh vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải

+ Sử dụng hóa chất có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn.

Dụng cụ học tập

Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK