Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Cánh diều Chủ đề 2. Chăn nuôi và thủy sản Thủy sản Công nghệ 7 - Cánh diều: Em sẽ làm gì khi ao nuôi có hiện tượng thiếu oxygen?...

Thủy sản Công nghệ 7 - Cánh diều: Em sẽ làm gì khi ao nuôi có hiện tượng thiếu oxygen?...

Nhớ lại kiến thức nội dung bài 12 phần 1 Trả lời Thủy sản - Ôn tập chủ đề 2. Chăn nuôi và thủy sản trang 75, 76, 77 SGK Công nghệ 7 - Cánh diều.

Câu 1:

Hãy nêu các bước của quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao.

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức nội dung bài 12 phần 1.

Lời giải chi tiết :

- Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao:

- Chuẩn bị ao nuôi

- Thả cá giống

- Chăm sóc, quản lý cá sau khi thả:

+ Quản lý thức ăn

+ Quản lý chất lượng ao nuôi

+ Quản lý sức khỏe cá

- Thu hoạch

Câu 2:

Trình bày nguyên tắc nuôi ghép các loài cá.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức bài 12 phần nội dung mục 2.2.

Lời giải chi tiết:

Nguyên tắc ghép các loài cá:

+ Tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau

+ Không cạnh tranh thức ăn

+ Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có

+ Chống chịu tốt với điều kiện môi trường

Câu 3:

Em sẽ làm gì khi ao nuôi có hiện tượng thiếu oxygen?

Phương pháp giải:

Sẽ tìm hiểu nguyên nhân từ đó đưa ra biện pháp khắc phục:

Thực hiện bằng cách bố trí máy sục khí, máy thổi khí, quạt nước,…để tạo oxy hòa tan cho cá. Bà còn cũng có thể bơm thêm nước vào ao, cũng có thể cho cá ngừng ăn tùy tình hình.

Lời giải chi tiết:

Khi ao nuôi có hiện tượng thiếu oxygen, em sẽ tìm nguyên nhân và thực hiện giải pháp phù hợp:

- Tùy theo mật độ thả nuôi, thời gian nuôi, em sẽ bố trí và vận hành các loại máy sục khí, quạt nước cho phù hợp, bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy trong ao.

- Sử dụng máy đo hoặc test để kiểm tra oxy. Định kỳ đo oxy 2 lần/ ngày vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 14 – 15 giờ chiều để theo dõi sự biến động của oxy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

image

Câu 4:

Ba yếu tố nào dưới đây dẫn đến phát sinh bệnh trên động vật thủy sản?

a. Sức đề kháng của vật chủ tốt, xuất hiện mầm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường tốt.

b. Vật chủ yếu, xuất hiện mầm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường bất lợi.

c. Sức đề kháng của vật chủ tốt, xuất hiện mầm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường bất lợi.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức bài 13, có 3 yếu tố phát sinh mầm bệnh thủy sản: Môi trường, mầm bệnh và vật chủ.

Lời giải chi tiết:

Bệnh xảy ra khi xuất hiện 3 yếu tố: sức đề kháng của vật chủ suy giảm, mầm bệnh đã xâm nhập vào cơ thể vật chủ, điều kiện môi trường có những biến đổi bất lợi.

Vậy đáp án đúng là: b

Câu 5:

Biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp gồm những nội dung nào?

Phương pháp giải :

Nhớ lại kiến thức bài 13 phần 2.3. Phòng, trị bệnh tổng hợp trong nuôi trồng thủy sản.

Lời giải chi tiết:

Biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp gồm những nội dung:

- Nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản

- Ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh

- Quản lý môi trường nuôi, trị bệnh.

Câu 6:

Hãy kể tên các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức bài 14 phần nội dung mục 1.

Lời giải chi tiết:

Các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

- Xử lý các nguồn nước thải:

- Kiểm soát môi trường thủy sản:

+ Thực hiện chế độ ăn hợp lý cho động vật thuỷ sản

+ Sử dụng ao lắng; các tạp chất được lắng đọng dưới đáy ao, nước sạch ở phần trên được sử dụng để nuôi thuỷ sản.

+ Sử dụng chế phẩm sinh học gồm một số loại vi sinh vật có lợi để phân huỷ chất thải rắn trong ao nuôi thuỷ sản.

+ Lọc sinh học, sử dụng các vi khuẩn có lợi để chuyển hóa nitrogen từ dạng độc sang dạng không độc.

+ Sử dụng thực vật thuỷ sinh vi tảo, rong biển, cây thuỷ sinh có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải

+ Sử dụng hóa chất có thể sử dụng chlorine với nồng độ 2% để diệt khuẩn.

Câu 7:

Theo em, khu vực nguồn lợi thuỷ sản nào cần được bảo vệ?

a. Nơi tập trung các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng, khu vực tập trung sinh sản (bãi đẻ), khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống), đường di cư của các loài thuỷ sản.

b. Đường di cư của các loài thuỷ sản

c. Khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống).

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức bài 14 phần nội dung mục 2.

Lời giải chi tiết:

Chọn a.

Câu 8:

Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Phương pháp giải:

Nhớ lại kiến thức nội dung phần 2 bài 14.

Lời giải chi tiết:

Một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

- Khai thác thuỷ sản hợp lí.

- Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản thả tôm, cá giống vào môi trường tự nhiên, trồng san hô.

- Bảo vệ đường di cư của các loài thuỷ sản không dùng đăng chắn khai thác cá trên sông, xây dựng đường dẫn đề cá vượt đập thuỷ điện.

- Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên

- Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn nội địa

Dụng cụ học tập

Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK