Trang chủ Lớp 7 SGK Công nghệ 7 - Cánh diều Chủ đề 1. Trồng trọt và lâm nghiệp Câu hỏi trang 7 Công nghệ 7 - Cánh diều: Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và theo thời gian sinh trưởng?...

Câu hỏi trang 7 Công nghệ 7 - Cánh diều: Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và theo thời gian sinh trưởng?...

Đọc mục 1.2, ta thấy được các triển vọng phát triển ngành trồng trọt Hướng dẫn trả lời Câu hỏi trang 7 - Bài 1. Giới thiệu chung về trồng trọt SGK Công nghệ 7 - Cánh diều.

Câu hỏi:

Hãy đọc nội dung mục 1.2 và nêu những triển vọng phát triển của trồng trọt ở nước ta.

Phương pháp giải :

Đọc mục 1.2, ta thấy được các triển vọng phát triển ngành trồng trọt:

- Lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng, có triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực

- Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm

- Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Lời giải chi tiết:

- Những triển vọng phát triển của trồng trọt là:

+ Với lợi thế điều kiện tự nhiên đa dạng, Việt Nam có nhiều triển vọng phát triển các vùng chuyên canh tập trung cho các loại cây trồng chủ lực như: lúa, cây công nghiệp lâu năm, cây ăn quả, cây rau, hoa phục vụ nhu cầu ngày càng tăng của thị trường trong nước và xuất khẩu.

+ Việc áp dụng các phương thức, công nghệ trồng trọt tiên tiến ( nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp an toàn, …) giúp nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm.

+ Người nông dân Việt Nam sáng tạo, ham học hỏi sẽ chủ động cập nhật kiến thức, công nghệ mới trong trồng trọt để góp phần nâng cao vị thế của sản xuất nông nghiệp Việt Nam.

Vận dụng:

Địa phương em có những thế mạnh gì trong phát triển trồng trọt

Lời giải chi tiết:

Địa phương em có những lợi thế để phát triển trồng trọt là:

- Truyền thống trồng cây nông nghiệp từ lâu.

- Địa phương quan tâm, hỗ trợ chính sách phát triển nông nghiệp cho người dân.

- Nhiều con em địa phương tham gia học tập về nông nghiệp quay trở kaij quê hương làm ăn kinh tế.

- Khí hậu 4 mùa thuận lợi cho trồng cây hoa màu.

Câu hỏi:

Cây trồng được chia thành những nhóm nào theo mục đích sử dụng và theo thời gian sinh trưởng?

Phương pháp giải :

Đọc mục 2 để trả lời:

- Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm

- Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm.

Lời giải chi tiết:

- Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm chính:

+ Cây lương thực,

+ Cây thực phẩm

+ Cây công nghiệp

+ Cây ăn quả

- Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm chính: + Cây hàng năm

+ Cây lâu năm

Luyện tập:

Dựa theo hai tiêu chí phân loại (mục đích sử dụng, thời gian sinh trưởng), những cây trồng trong Hình 1.3 thuộc nhóm cây trồng nào?

image

Phương pháp giải :

- Cây lương thực: là cây trồng cho chất bột như gạo, ngô, khoai, sắn, …

- Cây thực phẩm như rau, quả ăn kèm với thức ăn cơ bản là lương thực.

- Cây công nghiệp: là những cây trồng cho sản phẩm làm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến như mía, bông, cà phê, chè.

+ Đọc lại mục 2 và quan sát Hình 1.3 để trả lời câu hỏi:

- Theo mục đích sử dụng:

+ Những cây trồng trong hình a, c thuộc nhóm cây lương thực

+ Những cây trồng trong hình e thuộc nhóm cây thực phẩm

+ Những cây trồng trong hình b, d thuộc nhóm cây công nghiệp

+ Những cây trồng trong hình g thuộc nhóm cây ăn quả

- Theo thời gian sinh trưởng:

+ Nhóm cây hàng năm: hình a, c, e

+ Nhóm cây lâu năm: b, d, g

Lời giải chi tiết:

- Theo mục đích sử dụng, cây trồng được chia thành 4 nhóm chính:

+ Cây lương thực: cây lúa (Hình 1.3.a), cây ngô (Hình 1.3.c)

+ Cây thực phẩm: cây đậu tương (Hình 1.3.e)

+ Cây công nghiệp: cây chè (Hình 1.3.b), cây cà phê (Hình 1.3.d)

+ Cây ăn quả: cây xoài (Hình 1.3.g)

- Theo thời gian sinh trưởng, cây trồng được chia thành 2 nhóm:

+ Cây hàng năm: cây lúa (Hình 1.3.a), cây ngô (Hình 1.3.c), cây đậu tương (Hình 1.3.e)

+ Cây lâu năm: cây chè (Hình 1.3.b), cây cà phê (Hình 1.3.d), cây xoài (Hình 1.3.g)

Vận dụng:

Hãy kể tên và phân nhóm một số cây trồng ở địa phương mà em biết.

Phương pháp giải :

- Vận dụng vào kiến thức có trong mục 2 kết hợp với hiểu biết cuộc sống:

- Theo mục đích sử dụng:

+ Cây lương thực: cây ngô, cây khoai, sắn, …

+ Cây thực phẩm: cây su hào, cây rau muống, …

+ Cây công nghiệp: cây chè, cây cà phê, …

+ Cây ăn quả: cây cam, cây ổi, cây bưởi, …

- Theo thời gian sinh trưởng:

+ Cây hàng năm: cây bí, cây rau muống, cây khoai lang, …

+ Cây lâu năm: cây đa, cây bàng, cây phượng, …

Lời giải chi tiết:

Một số loại cây trồng mà học sinh có thể kể tên như: cây khoai, cây sắn, cây su hào, cây rau muống, cây bí ngô, …

- Theo mục đích sử dụng:

+ Cây lương thực: cây khoai, sắn, cây lúa mì, …

+ Cây thực phẩm: cây su hào, cây rau muống, cây bí ngô…

+ Cây công nghiệp: cây mía, cây dứa, cây hồ tiêu, …

+ Cây ăn quả: cây cam, cây ổi, cây bưởi, …

- Theo thời gian sinh trưởng:

+ Cây hàng năm: cây bí, cây rau muống, cây khoai lang, …

+ Cây lâu năm: cây đa, cây bàng, cây phượng, …

Dụng cụ học tập

Học Công nghệ cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các dụng cụ làm mô hình, thí nghiệm như kéo, băng keo, giấy màu,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Công nghệ là sự phát triển và ứng dụng các công cụ, máy móc và kỹ thuật để giải quyết các vấn đề và cải tiến cuộc sống. Công nghệ không chỉ cải thiện hiệu suất và chất lượng công việc mà còn mở ra những khả năng mới trong mọi lĩnh vực từ y học đến truyền thông.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 7

Lớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK