Trả lời câu hỏi 1 trang 29 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Chọn câu trả lời đúng.
a) Xác định hàng của chữ số 6 để tìm giá trị của chữ số đó đã cho. b) So sánh các số đã cho để tìm số lớn nhất.
c) So sánh các phân số đã cho để tìm phân số bé nhất.
d) Chuyển phân số thành hỗ số rồi chọn đáp án thích hợp.
a) Chữ số 6 trong số 960 730 thuộc hàng chục nghìn nên có giá trị là 60 000.
Chọn D
b) Số lớn nhất trong các số đã cho là 110 200.
Chọn C
c) Ta có $\frac{{11}}{{12}} = \frac{{33}}{{36}}$ ; $\frac{7}{9} = \frac{{28}}{{36}}$ ; $\frac{2}{3} = \frac{{24}}{{36}}$
Mà $\frac{{23}}{{36}} < \frac{{24}}{{36}} < \frac{{28}}{{36}} < \frac{{33}}{{36}}$ nên $\frac{{23}}{{36}}$ là phân số bé nhất trong các phân số đã cho.
Chọn A
d) $\frac{{143}}{{100}} = \frac{{100 + 43}}{{100}} = \frac{{100}}{{100}} + \frac{{43}}{{100}} = 1 + \frac{{43}}{{100}} = 1\frac{{43}}{{100}}$
Chọn B
Trả lời câu hỏi 2 trang 29 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Tính.
- Đặt tính
- Với phép cộng, phép trừ, phép nhân: tính lần lượt từ phải sang trái.
- Với phép chia: Chia từ trái sang phải
Trả lời câu hỏi 3 trang 29 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Số?
Một bút bi giá 4 500 đồng, một quyển vở giá 7 000 đồng. Nam mua 2 bút bi và 7 quyển vở. Nam đưa cho chô bán hàng tờ tiền 100 000 đồng. Hỏi cô bán hàng trả lại Nam bao nhiêu tiền?
Dựa vào thông tin ở đề bài rồi điền số thích hợp vào chỗ trống.
Số tiền Nam mua 2 bút bi là:
4 500 x 2 = 9 000 (đồng)
Số tiền Nam mua 7 quyển vở là:
7 000 x 7= 49 000 (đồng)
Số tiền Nam mua bút bi và vở là:
9 000 + 49 000 = 58 000 (đồng)
Số tiền cô bán hàng trả lại Nam là:
100 000 – 58 000 = 42 000 (đồng)
Đáp số: 42 000 đồng
Trả lời câu hỏi 4 trang 30 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Sân trường của Trường Tiểu học Đoàn Kết dạng hình chữ nhật có chu vi 142 m, chiều dài hơn chiều rộng 13 m. Tính diện tích sân trường đó.
- Tìm nửa chu vi sân trường = chu vi : 2.
- Chiều dài sân trường = (tổng + hiệu) : 2.
- Chiều rộng sân trường = nửa chu vi – chiều rộng sân trường.
- Diện tích sân trường = chiều dài x chiều rộng.
Nửa chu vi sân trường là:
142 : 2 = 71 (m)
Chiều dài sân trường là:
(71 + 13) : 2 = 42 (m)
Chiều rộng sân trường là:
71 – 42 = 29 (m)
Diện tích sân trường là:
42 x 29 = 1 218 (m2)
Đáp số: 1 218 m2
Trả lời câu hỏi 1 trang 30 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Tính.
- Muốn cộng (hoặc trừ) hai phân số khác mẫu số, ta quy đồng mẫu số của hai phân số, rồi cộng (hoặc trừ) hai phân số đó.
- Muốn nhân hai phân số ta lấy tử số nhân với tử số, mẫu số nhân với mẫu số.
- Muốn thực hiện phép chia hai phân số, ta lấy phân số thứ nhất nhân với phân số đảo ngược của phân số thứ hai.
$\frac{5}{4} + \frac{4}{3} = \frac{{15}}{{12}} + \frac{{16}}{{12}} = \frac{{31}}{{12}}$ $\frac{{10}}{9} - \frac{3}{5} = \frac{{50}}{{45}} - \frac{{27}}{{45}} = \frac{{23}}{{45}}$
$\frac{9}{8} \times \frac{4}{7} = \frac{{9 \times 4}}{{8 \times 7}} = \frac{{9 \times 4}}{{4 \times 2 \times 7}} = \frac{9}{{14}}$
$12:\frac{6}{5} = 12 \times \frac{5}{6} = \frac{{60}}{6} = 10$
Trả lời câu hỏi 2 trang 30 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Tính giá trị của biểu thức.
- Biểu thức có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước, thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- Nếu biểu thức chứa dấu ngoặc thì ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước.
a) 35 700 : 50 + 68 x 46 = 714 + 3 128
= 3 842
b) $\frac{{16}}{9} \times \left( {6:\frac{{32}}{9}} \right) - \frac{7}{5} = \frac{{16}}{9} \times \left( {6 \times \frac{9}{{32}}} \right) - \frac{7}{5} = \frac{{16}}{9} \times \frac{{27}}{{16}} - \frac{7}{5} = 3 - \frac{7}{5} = \frac{{15}}{5} - \frac{7}{5} = \frac{8}{5}$
Trả lời câu hỏi 3 trang 30 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Tìm phân số thập phân hoặc hỗn số thích hợp.
Áp dụng cách đổi:
1 mm = $\frac{1}{{10}}\;$cm ; 1cm = $\frac{1}{{100}}$ m= $\frac{1}{{1000}}$ km
1g = $\frac{1}{{1\;000}}\;$kg ; $1$ kg = $\frac{1}{{1\;000}}$ tấn
Trả lời câu hỏi 3 trang 30 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Một đoàn xe ô tô chở học sinh đi tham quan gồm 6 xe, mỗi xe chở 35 học sinh và 9 xe, mỗi xe chở 40 học sinh. Hỏi trung bình mỗi xe ô tô đó chở bao nhiêu học sinh?
- Tính số học sinh 6 xe chở = số học sinh ở một xe x số xe.
- Tính số học sinh ở 9 xe chở = số học sinh ở một xe x số xe.
- Tính tổng số xe chở học sinh.
- Số học sinh trung bình mỗi xe chở = (số học sinh ở 6 xe + số học sinh ở 9 xe) : tổng số xe.
Tóm tắt
6 xe: 35 học sinh/xe
9 xe: 40 học sinh/xe
Trung bình mỗi xe: ? học sinh
Bài giải
Số học sinh 6 xe chở là:
35 x 6 = 210 (học sinh)
Số học sinh ở 9 xe chở là:
40 x 9 = 360 (học sinh)
Tổng số xe chở học sinh là:
6 + 9 = 15 (xe)
Trung bình mỗi xe chở số học sinh là:
(210 + 360) : 15 = 38 (học sinh)
Đáp số: 38 học sinh
Trả lời câu hỏi 1 trang 31 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Ước lượng kết quả phép tính.
a) Kết quả phép tính 12 020 – 6 915 khoảng mấy nghìn?
b) Kết quả phép tính 36 070 + 23 950 khoảng mấy chục nghìn?
c) Kết quả phép tính 598 600 – 101 500 khoảng mấy trăm nghìn?
d) Kết quả phép tính 4 180 300 + 3 990 700 khoảng mấy triệu?
Làm tròn các số theo yêu cầu đề bài rồi ước lượng kết quả phép tính.
a) Làm tròn số 12 020 và 6 915 đến hàng nghìn được số 12 000 và 7 000.
Vậy kết quả phép tính 12 020 – 6 915 khoảng 12 000 – 7 000 = 5 000
b) Làm tròn số 36 070 và 23 950 đến hàng chục nghìn được số 40 000 và 20 000.
Vậy kết quả phép tính 36 070 + 23 950 khoảng 40 000 + 20 000 = 60 000
c) Làm tròn số 598 600 và 101 500 đến hàng trăm nghìn được số 600 000 và 100 000.
Vậy kết quả phép tính 598 600 – 101 500 khoảng 600 000 – 100 000 = 500 000
d) Làm tròn số 4 180 300 và 3 900 700 đến hàng triệu được số 4 000 000
Vậy kết quả phép tính 4 180 300 + 3 990 700 khoảng 4 000 000 + 4 000 000 = 8 000 000
Trả lời câu hỏi 2 trang 31 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm sinh năm 1491. Hỏi kể từ năm nay, còn bao nhiêu năm nữa sẽ kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm?
- Xác định năm hiện tại
- Năm kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm = năm sinh + 600
- Số năm nữa sẽ đến kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm = Năm kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm – năm nay.
Năm nay là năm 2024.
Năm kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là: 1491 + 600 = 2091
Kể từ năm nay, còn số năm nữa sẽ đến kỉ niệm 600 năm năm sinh Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm là:
2091 – 2024 = 67
Trả lời câu hỏi 3 trang 31 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Cô Ba mang 120 quả trứng gà ra chợ bán. Lần thứ nhất, cô Ba bán được $\frac{1}{8}$ số trứng đó. Lần thứ hai, cô Ba bán được $\frac{2}{7}$ số trứng còn lại sau lần bán thứ nhất. Hỏi cô Ba đã bán được tất cả bao nhiêu quả trứng gà?
- Số trứng lần thứ nhất bán được = tổng số trứng x $\frac{1}{8}$
- Tìm số trứng còn lại sau lần bán thứ nhất
- Số trứng lần thứ hai bán được = Số trứng còn lại sau lần bán thứ nhất x $\frac{2}{7}$
- Số trứng bán được = Số trứng lần thứ nhất bán được + số trứng lần thứ hai bán được
Tóm tắt
Có: 120 quả trứng
Lần thứ nhất: $\frac{1}{8}$ số trứng
Lần thứ hai: $\frac{2}{7}$ số trứng còn lại
Cả hai lần: ? quả trứng
Bài giải
Số trứng lần thứ nhất bán được là:
$120 \times \frac{1}{8} = 15\;$(quả)
Số trứng còn lại sau lần bán thứ nhất là:
120 – 15 = 105 (quả)
Số trứng lần thứ hai bán được là:
$105\; \times \frac{2}{7} = 30$ (quả)
Cả hai lần cô Ba bán được số quả trứng là:
15 + 30 = 45 (quả)
Đáp số: 45 quả trứng
Trả lời câu hỏi 4 trang 31 SGK Toán 4 Kết nối tri thức
Tính bằng cách thuận tiện.
Áp dụng công thức: a x b + a x c = a x (b + c)
a) 524 x 63 + 524 x 37 – 2 400 = 524 x (63 + 37) – 2 400
= 524 x 100 – 2 400
= 52 400 – 2 400
= 50 000
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Kết nối tri thức với cuộc sống được biên soạn cho tất cả học sinh phổ thông trên mọi miền của đất nước, giúp các em hình thành và phát triển những phẩm chất và năng lực cần có đối với người công dân Việt Nam trong thế kỉ XXI. Với thông điệp “Kết nối tri thức với cuộc sống”, bộ SGK này được biên soạn theo mô hình hiện đại, chú trọng vai trò của kiến thức, nhưng kiến thức cần được “kết nối với cuộc sống”, bảo đảm: 1) phù hợp với người học; 2) cập nhật những thành tựu khoa học hiện đại, phù hợp nền tảng văn hóa và thực tiễn Việt Nam; 3) giúp người học vận dụng để giải quyết những vấn đề của đời sống: đời sống cá nhân và xã hội, đời sống tinh thần (đạo đức, giá trị nhân văn) và vật chất (kĩ năng, nghề nghiệp).
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK