Soạn bài Ông Đồ: Trả lời câu 4 trang 48 SGK Ngữ Văn lớp 7 tập 1 sách Cánh diều.
Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ nào? Nêu tác dụng của những biện pháp đó.
- Trong bài thơ, tác giả sử dụng những biện pháp tu từ:
+ Nhân hóa: "Giấy đỏ buồn không thắm/ Mực đọng trong nghiên sầu”.
→ Tác dụng:
- Mực và nghiên trở nên có tri giác, có hồn, cũng biết sầu
- Mực và nghiên có hồn, trở thành vật đại diện cho nghệ thuật thư pháp, có hệ thống quy tắc, lịch sử rõ ràng, có những tinh túy, vẻ đẹp riêng
- Tăng sức gợi hình, gợi cảm cho sự diễn đạt, cho thấy việc lãng quên những giá trị truyền thống không chỉ khiến văn hóa mai một, làm buồn lòng những thế hệ trước mà đến cả những vật tưởng như vô tri, vô giác cũng phải buồn.
+ Câu hỏi tu từ:
- "Người thuê viết nay đâu?”
- "Những người muôn năm cũ/ Hồn ở đâu bây giờ?”
→ Tác dụng:
- thể hiện sự chê trách những người đã bỏ quên giá trị xưa cũ
- khơi gợi cảm nhận và suy nghĩ trong lòng người đọc về những giá trị xưa cũ đang bị lãng quên
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 7 - Năm thứ hai ở cấp trung học cơ sở, chúng ta đã dần quen với nhịp điệu học tập. Hãy tiếp tục nỗ lực và khám phá thêm những kiến thức mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK