Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều Bài 5: Văn bản thông tin Bài tập đọc hiểu: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ trang 34 SBT Văn 6 - Cánh diều: (Câu hỏi 2, SGK) Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?...

Bài tập đọc hiểu: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ trang 34 SBT Văn 6 - Cánh diều: (Câu hỏi 2, SGK) Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?...

Giải và trình bày phương pháp giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, Bài tập đọc hiểu: Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ trang 34 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều - Bài 5: Văn bản thông tin. 2, SGK) Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản? :...

Câu hỏi:

Câu 1

(Câu hỏi 2, SGK) Nội dung sa pô có liên quan gì đến nhan đề của văn bản?

Hướng dẫn giải :

Đọc lại sapo (phần in đậm).

Lời giải chi tiết :

Nội dung sapô có chính là nhan đề của văn bản.

=> Nêu ý nghĩa, nhấn mạnh kết quả của quá trình diễn biến chiến dịch Điện Biên Phủ – nhan đề của văn bản.


Câu hỏi:

Câu 2

Trong văn bản có mấy bức ảnh? Tác dụng của việc đưa các bức ảnh này vào văn bản là gì?

Hướng dẫn giải :

Quan sát văn bản trong SGK

Lời giải chi tiết :

Trong văn bản có ba bức ảnh.

=> Mỗi bức ảnh minh họa cho thông tin ở mỗi đợt tiến công tương ứng và giúp cho văn bản trở nên sinh động, hấp dẫn hơn.


Câu hỏi:

Câu 3

(Câu hỏi 3, SGK) Văn bản cung cấp những thông tin cụ thể nào? Cách trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ nào? Em có nhận xét gì về cách trình bày ấy (màu sắc, hình ảnh, cỡ chữ, các kí hiệu,...)?

Hướng dẫn giải :

Đọc lại văn bản và chú ý những từ ngữ, thông tin được thể hiện trong bài.

Lời giải chi tiết :

- Văn bản cung cấp những thông tin cụ thể về chiến thắng của chiến dịch điện bên phủ 1953-1954: thời gian, địa điểm, tương quan lực lượng giữa ta và địch.

- Cách thức trình bày các thông tin ấy giống nhau ở chỗ là ngắn gọn theo trình tự thời gian, có hình ảnh minh họa đi kèm, nêu những nét chính, tiêu biểu.

- Nhận xét: Màu sắc dễ dàng phân biệt từng phần, không trùng lặp; kí hiệu đồng nhất, người đọc dễ quan sát; hình ảnh minh họa phù hợp với nội dung của từng đợt tiến công; cỡ chữ vừa phải dễ đọc, khiến người đọc dễ nắm bắt, ghi nhớ được nội dung quan trọng. Bố cục hợp lí, sắp xếp từ trên xuống dưới theo trình tự thời gian của các đợt.


Câu hỏi:

Câu 4

Trong các câu dưới đây, câu nào không mở rộng vị ngữ?

A. Đợt tấn công dai dẳng, dài ngày nhất, quyết liệt nhất, gay go nhất.

B. Quân địch rơi vào thế bị động, mất tinh thần cao độ.

C. Quân ta tổng công kích tiêu diệt toàn bộ tập đoàn cứ điểm Điện Biên Phủ.

D. Ngày 7-5-1954, Chiến dịch Điện Biên Phủ toàn thắng.

Hướng dẫn giải :

Đọc các câu trả lời để đưa ra đáp án đúng

Lời giải chi tiết :

Đáp án D


Câu hỏi:

Câu 5

(Câu hỏi 5, SGK) Cách trình bày thông tin của văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ có gì khác so với văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập”?

Hướng dẫn giải :

So sánh cách trình bày của hai văn bản.

Lời giải chi tiết :

Khác ở chỗ là văn bản Diễn biến Chiến dịch Điện Biên Phủ viết theo trình tự triển khai theo trình từ mở đầu đến diễn biến và kết thúc trong khi văn bản Hồ Chí Minh và “Tuyên ngôn Độc lập” viết theo trình tự thời gian.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK