Trang chủ Lớp 6 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều Bài 4: Văn bản nghị luận Bài tập tiếng Việt trang 30,31 SBT Văn 6 - Cánh diều: (Bài tập 1, SGK) Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây...

Bài tập tiếng Việt trang 30,31 SBT Văn 6 - Cánh diều: (Bài tập 1, SGK) Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây...

Gợi ý giải Câu 1, 2, 3, 4, 5, 6, Bài tập tiếng Việt trang 30,31 Sách bài tập Ngữ văn 6 - Cánh diều - Bài 4: Văn bản nghị luận. (Bài tập 1, SGK) Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:...

Câu hỏi:

Câu 1

(Bài tập 1, SGK) Giải thích nghĩa của các thành ngữ (in đậm) trong những câu dưới đây:

a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. (Bùi Mạnh Nhị)

b) Chú mày hôi như cú mèo thế này, ta nào chịu được. (Tô Hoài)

c) Hai đứa trẻ kia bắt tôi mang về làm miếng mồi béo cho con gà chọi, con hoạ mi, con sáo mỏ ngà của chúng xơi ngon. Bọn cá chậu chim lồng ấy mà vớ được món ăn mỡ màng như thằng tôi thế này thì phải biết là thích. (Tô Hoài)

d) Mai sau bể cạn non mòn

À ơi tay mẹ vẫn còn hát ru.

(Bình Nguyên)

e) Ngòi bút của ông dẫn ta đi vào những xóm lao động nghèo đói, lam lũ nhất ngày trước, nơi sống chen chúc những thợ thuyền phu phen, những người buôn thúng bán bưng (Nguyễn Đăng Mạnh)

a) Gióng lớn nhanh như thổi, “cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc đã căng đứt chỉ”. (Bùi Mạnh Nhị)

Hướng dẫn giải :

Giải thích nghĩa của các thành ngữ

Lời giải chi tiết :

Nghĩa của các thành ngữ (in đậm):

a) Lớn nhanh như thổi: lớn nhanh ở mức không ngờ đến

b) Hôi như cú mèo (hôi như cú): mùi hôi rất khó chịu.

c) Cá chậu chim lồng: cảnh sống bó buộc, tù túng, mất tự do.

d) Bể cạn non mòn: thời gian làm thay đổi mọi thứ.

e) Buôn thúng bán bưng: chỉ việc buôn bán ít và nhỏ lẻ.


Câu hỏi:

Câu 2

(Bài tập 3, SGK) Thành ngữ ở các câu c, d trong bài tập 1 đều gồm hai vế tương ứng với nhau (trong đó có sự đan xen giữa các từ ở mỗi vế). Ví dụ: cá chim, chậu – lồng, bể – non, cạn – mòn. Hãy tìm thêm một số thành ngữ được cấu tạo theo kiểu như vậy và giải thích nghĩa của chúng.

Hướng dẫn giải :

Phân tích đặc điểm cấu tạo của các thành ngữ mẫu

Lời giải chi tiết :

Các thành ngữ này đều gồm hai vế đối xứng nhau (cá chậu – chim lồng, bể cạn - non mòn) theo từng cặp (cá – chim, chậu – lồng, bể – non, cạn – mòn).

Trên cơ sở đó, ta tìm được các thành ngữ có cách cấu tạo tương tự như:

- Chín người mười ý (chín – mười): không thống nhất, có nhiều ý kiến khác nhau.

- Hồn bay phách lạc (hồn – phách): sợ hãi đến mức không còn hồn vía nào nữa.

- Quýt làm cam chịu (cam - quýt): kẻ này gây nên lỗi lầm, sai trái nhưng người khác (thường là người thân thiết, gần gũi) lại phải gánh chịu hậu quả.


Câu hỏi:

Câu 3

Xếp các thành ngữ sau đây vào các nhóm phù hợp: chia ngọt sẻ bùi, đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi, vững như bàn thạch

a) Thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh với nhau.

b) Thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào đặc điểm của thành ngữ gồm hai bộ phận có ý nghĩa so sánh và thành ngữ gồm hai vế tương ứng (đối ứng) với nhau

Lời giải chi tiết :

- Thành ngữ so sánh: đắt như tôm tươi, nhạt như nước ốc, vững như bàn thạch.

- Thành ngữ đối: chia ngọt sẻ bùi, ba chìm bảy nổi, bèo dạt mây trôi.


Câu hỏi:

Câu 4

(Câu hỏi 4, SGK) Ghép thành ngữ ở cột bên trái với nghĩa tương ứng ở cột bên phải. Cho biết các thành ngữ ấy sử dụng biện pháp tu từ nào.

image

Hướng dẫn giải :

Giải thích nghĩa của các thành ngữ

Lời giải chi tiết :

1 - e; 2 - d; 3 - b; 4 - c; 5 - a


Câu hỏi:

Câu 5

Bổ sung các từ còn thiếu để có các thành ngữ ở dạng đầy đủ. Giải thích nghĩa của các thành ngữ đó.

a) Ăn cháo đá …

b) Chọn mặt gửi …

c) Chở củi về …

d) Cưỡi ngựa xem …

e) Cạn tàu ráo …

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức về thành ngữ, hoặc tham khảo sách báo, internet

Lời giải chi tiết :

a) Ăn cháo đá bát

b) Chọn mặt gửi vàng

c) Chở củi về rừng

d) Cưỡi ngựa xem hoa

e) Cạn tàu ráo máng


Câu hỏi:

Câu 6

Viết một đoạn văn (khoảng 5-7 dòng) về đề tài tự chọn, trong đó có sử dụng một trong những thành ngữ ở câu 4

Hướng dẫn giải :

Tự liên hệ suy nghĩ của bản thân

Lời giải chi tiết :

Một con chuột rơi vào trong chĩnh gạo, sự cố ngoài ý muốn này khiến nó vui mừng không sao tả được. Sau khi xác định là không có nguy hiểm gì, nó liền bắt đầu cuộc sống ăn rồi lại ngủ, ngủ rồi lại ăn trong cái chĩnh gạo. Rất mau, chĩnh gạo sắp cạn kiệt, nhưng nó rốt cuộc vẫn không thoát khỏi sự cám dỗ của những hạt gạo, nên tiếp tục ở lại trong chĩnh. Từ đó, câu thành ngữ "Chuột sa chĩnh gạo” thường để gọi những người may mắn gặp được cảnh sung túc.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK