Tình huống 1:
Thực hiện quyền tự do ngôn luận của công dân, một số trường trung học cơ sở tổ chức lấy ý kiến đóng góp của giáo viên và học sinh vào việc xây dựng trường lớp. Nhiều bạn học sinh băn khoăn, không biết học sinh có quyền tự do ngôn luận hay không? Vì thế, sự tham gia của các bạn cũng khác nhau.
- Nhóm học sinh thứ nhất tích cực tham gia đóng góp ý kiến với trường về những nội dung liên quan đến học tập của học sinh.
- Nhóm học sinh thứ hai thì cho rằng đây là quyền của các thầy cô giáo, không phải của mình, nên không tham gia.
a) Em hãy nhận xét việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh trong trường hợp này.
b) Theo em, trong trường hợp này học sinh có thể phát biểu ở đâu và phát biểu như thế nào?
2. Tình huống 2:
Nhà ở mặt đường, nên chị Điệp muốn mở cửa hàng bán quạt điện. Chị đã làm thủ tục hồ sơ và được cơ quan đăng kí kinh doanh của huyện cấp Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh. Kể từ khi mở cửa hàng kinh doanh. chị Điệp luôn khai báo và nộp thuế đầy đủ cho Nhà nước.
Em hãy cho biết ý kiến của mình về việc thực hiện quyền tự do kinh doanh và nghĩa vụ đóng thuế của chị Điệp.
3. Tình huống 3:
Nhà máy X chuẩn bị đi vào hoạt động sản xuất nước giải khát. Mọi việc đã được lên kế hoạch cụ thể. Tuy vậy, vấn đề gây tranh luận nhiều nhất trong Ban lãnh đạo nhà máy là việc xử lý nước thải từ hoạt động sản xuất. Có hai ý kiến:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng, cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy.
- Ý kiến thứ hai thì cho rằng, công việc này rất tốn kém, nên có thể xả nước thải xuống dòng sông bên cạnh nhà máy.
Theo em, ý kiến nào trên đây là thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường?
4. Tình huống 4:
T và D có mâu thuẫn cá nhân với nhau từ mấy tháng nay mà vẫn chưa giải quyết được. T quyết tâm hạ uy tín, danh dự của D bằng cách tung tin xấu về D trong trường học. T nói với các bạn trong lớp rằng D học kém, nhưng hay nhìn bài của bạn khác nên được điểm cao. D ấm ức và xấu hổ vì bị vu oan, nói xấu, nhưng không biết phải làm gì?
a) Em đồng tình hay phản đối việc làm của T? Vì sao?
b) Trong trường hợp này, D có thể làm gì để bảo vệ quyền của mình?
Xử lý tình huống
Tình huống 1:
a) Việc thực hiện quyền tự do ngôn luận của học sinh trong tình huống trên:
- Nhóm học sinh thứ nhất tích cực tham gia đóng góp ý kiến với trường về những nội dung liên quan đến học tập của học sinh.
=> Nhóm học sinh này bày tỏ quan điểm đóng góp ý kiến đúng vì việc xây dựng trường lớp là việc chung, học sinh cũng cần phải có trách nhiệm.
- Nhóm học sinh thứ hai thì cho rằng đây là quyền của các thầy cô giáo, không phải của mình, nên không tham gia.
=> Nhóm học sinh này bày tỏ quan điểm sai vì việc xây dựng nhà trường cũng là trách nhiệm của học sinh nên các bạn cần phải tham gia và đây cũng là quyền của các bạn được bày tỏ quan điểm ý kiến.
b) Theo em trong trường hợp này học sinh có thể phát biểu khi cô giáo yêu cầu thảo luận hoặc học sinh có thể viết thư để đóng góp ý kiến.
Tình huống 2:
Chị Điệp đã thực hiện đúng quyền tự do kinh doanh và thực hiện nghiêm túc nghĩa vụ đóng thuế đầy đủ cho nhà nước.
Tình huống 3:
Theo em, ý kiến sau thực hiện đúng quyền và nghĩa vụ bảo vệ môi trường:
- Ý kiến thứ nhất cho rằng, cần phải xây dựng hệ thống xử lý nước thải để bảo vệ môi trường xung quanh nhà máy.
=> Mỗi công ty, xí nghiệp cần làm đúng trách nhiệm và nghĩa vụ của mình trong việc bảo vệ môi trường xung quanh, vì hiện tại vấn đề môi trường đang ô nhiễm nghiêm trọng đang tàn phá nặng nề đến của cải, sức khỏe, tính mạng của nhân dân.
Tình huống 4:
a) Em không đồng tình việc làm của T.
=> Vì T có hành động hạ uy tín, danh dự của người khác bằng cách tung tin đồn sai trái về D, điều này đang vi phạm pháp luật, vi phạm quyền được pháp luật bảo hộ về sức khỏe, tính mạnh, nhân phẩm và danh dự của công dân.
b) Trong trường hợp này, để bảo về quyền của bản thân D có thể báo với nhà trường về sự thật của tin đồn, nguyên nhân dẫn đến sự việc trên đến thầy cô và nhà trường để có biện pháp giải quyết.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.
Nguồn : Kiến ThứcLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK