Trang chủ Lớp 6 GDCD lớp 6 - Cánh diều Bài 9: TIẾT KIỆM Câu hỏi Khám phá 1 trang 42 GDCD 6 Cánh Diều: Đọc thông tin và trả lời câu hỏiTẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ...

Câu hỏi Khám phá 1 trang 42 GDCD 6 Cánh Diều: Đọc thông tin và trả lời câu hỏiTẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ...

Giải quyết vấn đề. Hướng dẫn giải câu hỏi Khám phá 1 trang 42 SGK GDCD 6 Cánh Diều - Bài 9: TIẾT KIỆM sách GDCD lớp 6 - Cánh Diều. Đọc thông tin và trả lời câu hỏi TẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ

Đề bài :

Đọc thông tin và trả lời câu hỏi

TẤM GƯƠNG SỐNG GIẢN DỊ VÀ TIẾT KIỆM CỦA BÁC HỒ

Hằng ngày, Thông tấn xã Việt Nam đều đưa bản tin lên cho Bác Hồ xem. Khi in một mặt, Bác phê bình là lãng phí giấy. Sau đấy, Thông tấn xã in hai mặt băng rô-nê-ô (Toneo). Sang năm 1969, sức khoẻ Bác yếu và mắt giảm thị lực, Thông tấn xã lại gửi bản tin in một mặt để Bác đọc cho tiện. Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm. Ngày 10/5/1969, Bác đã viết lại toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969.

Hình ảnh (trang 43)

image

Tháng 7 năm 1969, Bộ Chính trị họp, ra Nghị quyết về việc tổ chức bốn ngày lễ lớn của năm: ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam, ngày Quốc khánh, ngày sinh V.I. Lê-nin (VILenin) và ngày sinh của Bác. Nhưng Bác không đồng ý đưa ngày 19/5 là ngày kỉ niệm lớn trong năm sau. Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng để tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

a) Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên?

b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm nào?

c) Qua thông tin trên, em hiểu thế nào là tiết kiệm? Người như thế nào được gọi là người có lối sống tiết kiệm?

d) Em học tập được gì từ tấm gương của Bác Hồ về lối sống tiết kiệm?

Hướng dẫn giải :

Giải quyết vấn đề

Lời giải chi tiết :

a) Cảm nhận của em về Bác Hồ sau khi đọc thông tin trên là:

Chủ tịch Hồ Chí Minh là một tấm gương sáng ngời về sự giản dị và tiết kiệm, cả cuộc đời Người không một giây phút nào không nghĩ về người dân, Bác luôn làm những gì có lợi nhất cho dân, tiết kiệm từ bữa ăn, từ những mẩu giấy để cho người dân và các em nhỏ để có giấy đến trường.

b) Lối sống tiết kiệm của Bác Hồ được thể hiện qua lời nói, việc làm:

- Khi xem xong, những tin cần thiết Bác giữ lại, còn lại Người chuyển bản tin cho Văn phòng Phủ Chủ tịch cắt làm phong bì hoặc dùng làm giấy viết cho tiết kiệm.

- Toàn bộ đoạn mở đầu bản Di chúc lịch sử bằng mực xanh vào mặt sau tờ tin Tham khảo đặc biệt ra ngày 3/5/1969.

- Bác nói: “Hiện nay, các cháu thanh thiếu niên đã sắp bước vào năm học mới, giấy mực, tiền bạc dùng đề tuyên truyền về ngày sinh nhật của Bác thì các chú nên dành để in sách giáo khoa và mua dụng cụ học tập cho các cháu, khỏi lãng phí”.

c) Qua thông tin trên, em hiểu tiết kiệm là biết sử dụng hợp lý, có hiệu quả của cải, thời gian, sức lực của mình và của người khác.

Người biết tiết kiệm là người biết cân đối, chi tiêu có kế hoạch, có tính toán, xem xét đầy đủ các yếu tố để đạt được mục tiêu, nhiệm vụ đề ra.

d) Thông qua tấm gương của Bác Hồ về lối sống tiết kiệm em học được những bài học sau:

Tái sử dụng những thứ vẫn còn dùng được; không lãng phí giấy, những mẩu giấy vụn gom lại để bán lấy tiền, những quyển vở chưa viết hết có thể dùng làm giấy nháp; Không bày vẽ mà dùng để lo những cái chính giúp ích cho cuộc sống; ngoài ra em học được cách tiết kiệm tất cả mọi thứ từ tiết kiệm điện, nước, tiết kiệm tiền bạc, đồ ăn thức uống và tiết kiệm thời gian.

Câu hỏi trên thuộc chương

Bài 9: TIẾT KIỆM

GDCD lớp 6 - Cánh diều

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, và các tài liệu tham khảo về pháp luật, đạo đức xã hội.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Giáo dục công dân là môn học cung cấp kiến thức về triết học, đạo đức học, kinh tế chính trị và pháp luật. Môn học này giúp học sinh hiểu rõ hơn về quyền và nghĩa vụ của mình, cũng như các giá trị văn hóa và xã hội, từ đó trở thành những công dân có trách nhiệm.

Nguồn : Kiến Thức

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK