Trang chủ Lớp 6 Toán 6 sách Cánh diều Bài 6: Thứ tự thực hiện các phép tính Lý thuyết Thứ tự thực hiện các phép tính Toán 6 Cánh diều: Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân chia...

Lý thuyết Thứ tự thực hiện các phép tính Toán 6 Cánh diều: Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân chia...

Trả lời lý thuyết Thứ tự thực hiện các phép tính Toán 6 Cánh diều - Bài 6. Thứ tự thực hiện các phép tính. Lý thuyết Thứ tự thực hiện các phép tính Toán 6 Cánh diều ngắn gọn, đầy đủ...

Các số được nối với nhau bởi dấu các phép tính (cộng, trừ, nhân chia, nâng lên lũy thừa) làm thành một biểu thức.

Trong một biểu thức có thể có dấu ngoặc.

a. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc.

+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

Lũy thừa \( \to \) nhân và chia \( \to \) cộng và trừ.

b. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : \(\left( {} \right) \to \left[ {} \right] \to \left\{ {} \right\}\)

Ví dụ:

Tính giá trị của các biểu thức sau:

a) \(3 + 2.5\)

Trong biểu thức có phép cộng và phép nhân nên ta thực hiện phép nhân trước, tính 2.5 trước rồi cộng với 3.

Ta có: \(3 + 2.5 = 3 + 10 = 13\)

b) \(5.\left( {{3^2} - 2} \right)\)

Trong biểu thức có dấu ngoặc nên ta thực hiện phép tính trong ngoặc trước rồi nhân với 5 sau:

Trong ngoặc có phép nâng lên lũy thừa nên ta tính \({3^2}\) trước rồi trừ đi 2.

\(\left( {{3^2} - 2} \right) = \left( {9 - 2} \right) = 7\)

\(5.\left( {{3^2} - 2} \right) = 5.\left( {9 - 2} \right) = 5.7 = 35\)

image

CÁC DẠNG TOÁN VỀ THỨ TỰ THỰC HIỆN PHÉP TÍNHI. Thực hiện phép tính

Phương pháp:

1. Đối với biểu thức không có dấu ngoặc :

+ Nếu phép tính chỉ có cộng, trừ hoặc chỉ có nhân, chia, ta thực hiện phép tính theo thứ tự từ trái sang phải.

+ Nếu phép tính có cả cộng , trừ, nhân, chia, nâng lên lũy thừa, ta thực hiện phép nâng lên lũy thừa trước, rồi đến nhân chia, cuối cùng đến cộng trừ.

Lũy thừa \( \to \) nhân và chia \( \to \) cộng và trừ.

2. Đối với biểu thức có dấu ngoặc.

Nếu biểu thức có các dấu ngoặc : ngoặc tròn ( ), ngoặc vuông [ ], ngoặc nhọn { }, ta thực hiện phép tính theo thứ tự : \(\left( {} \right) \to \left[ {} \right] \to \left\{ {} \right\}\)

Ví dụ:

Thực hiện phép tính

a) $12+5+36$

$=17+36$

$=43$

b) $20 – [ 30 – (5 – 1)^2]$

$=20-[30-4^2]$

$=20-[30-16]$

$=20-14$

$=6$

II. Tìm số hạng chưa biết trong một đẳng thức

Phương pháp:

Để tìm số hạng chưa biết, ta cần xác định rõ xem số hạng đó nằm ở vị trí nào (số trừ, số bị trừ, hiệu, số chia,…). Từ đó xác định được cách biến đổi và tính toán.

Ví dụ:

Tìm số tự nhiên $x$, biết:

a) $70 – 5.(x – 3) = 45$

Ta coi $5(x-3)$ làm một ẩn số cần tìm.

=> $5(x-3)$ là số trừ trong phép trừ trên.

$70 – 5.(x – 3) = 45$

$5.(x-3)=70-45$

$5.(x-3)=25$

$x-3=25:5$

$x-3=5$

$x=5+3$

$x=8$

b) $10 + 2x = 4^5: 4^3$

$10+2x=4^{5-3}$

$10+2x=4^2$

$10+2x=16$

$2x=16-10$

$2x=6$

$x=3$

III. So sánh giá trị các biểu thức

Phương pháp:

Tính riêng giá trị từng biểu thức rồi so sánh.

Ví dụ:

So sánh A và B biết:

$A=125 - 2.[56 - 48 : (15 - 7)]$ và $B=75 - 25.10 + 25.13 + 180$

Giải:

Ta có:

$A=125 - 2.[56 - 48 : (15 - 7)]$

$A=125-2.[56-48:8]$

$A=125-2.[56-6]$

$A=125-2.50$

$A=125-100=25$

$B=75 - 25.10 + 25.13 + 180$

$B=75+25.13-25.10+180$

$B=75+25.(13-10)+180$

$B=75+25.3+180$

$B=75+75+180$

$B=150+180=330$

Vậy $A<B$

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 6

Lớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK