1. Phép cộng
\(a + b = c\)
(số hạng) + (số hạng) = (tổng)
Minh họa trên tia số:
Phép cộng 2+4=6: tổng hai tia bên trên bằng tia bên dưới.
Tính chất của phép cộng:
Giao hoán: \[a + b = b + a\]
Kết hợp: \(\left( {a + b} \right) + c = a + \left( {b + c} \right) = a + b + c\)
\(a + b + c\) được gọi là tổng của ba số \(a,b,c\)
Cộng với số 0: \[a + 0 = 0 + a = a\]
Lưu ý:Khi cộng nhiều số, ta nên nhóm các số hạng có tổng là số chẵn tròn chục, tròn trăm,...(nếu có).
Ví dụ:
Tính một cách hợp lí: 12+25+15+28
Nhận xét: Ta thấy nếu tính riêng 12+28 và 25+15 thì được: 12+28=40 và 25+15=40 kết quả của hai phép tính này là tròn chục nên ta thực hiện phép tính sau:
12+25+15+28
= 12+28+25+15 (Đổi vị trí của các số 25, 15, 28: Tính chất giao hoán)
= (12+28)+(25+15) (Kết hợp)
= 40+40
= 80
2. Phép trừ
Cho hai số tự nhiên \[a\] và \[b,\] nếu có số tự nhiên \[x\] sao cho \[b + x = a\] thì ta có phép trừ
\[a - b = x\]
(số bị trừ) - (số trừ) = (hiệu)
Chú ý: Điều kiện để thực hiện được phép trừ là số bị trừ lớn hơn hoặc bằng số trừ.
Minh họa trên tia số:
CÁC DẠNG TOÁN VỀ PHÉP CỘNG, PHÉP TRỪ SỐ TỰ NHIÊN
I. Thực hiện phép cộng, trừ
Phương pháp:
- Cộng các số theo “hàng ngang” hoặc theo “hàng dọc”
- Sử dụng máy tính bỏ túi (đối với những bài được phép dùng )
II. Áp dụng các tính chất của phép cộng để tính nhanh
Phương pháp:
- Quan sát, phát hiện các đặc điểm của các số hạng.
- Từ đó, xét xem nên áp dụng tính chất nào (giao hoán, kết hợp) để tính một cách nhanh chóng.
Đặc biệt: Viết một số dưới dạng một tổng để tính một cách hợp lí
Phương pháp:
Bước 1: Căn cứ theo yêu cầu của đề bài, ta có thể viết một số tự nhiên đã cho dưới dạng một tổng của hai hay nhiều số hạng.
Bước 2: Sử dụng tính chất giao hoán, kết hợp để tính một cách hợp lí.
III. Tìm số chưa biết trong một đẳng thức
Với phép cộng: Để tìm số chưa biết trong một phép tính, ta cần nắm vững quan hệ giữa các số trong phép tính. Chẳng hạn: một số hạng bằng tổng của hai số trừ số hạng kia…
Với phép trừ: + Để tìm số bị trừ ta lấy hiệu cộng với số trừ
+ Để tìm số trừ, ta lấy số bị trừ trừ đi số trừ
Ví dụ:
Tìm số tự nhiên $x$ biết: $x+1=5$
Giải:
$x+1=5$
$x$ $=5-1$
$x$ $=4$
IV. So sánh hai tổng mà không tính cụ thể giá trị của chúng
Phương pháp:
Nhận xét, phát hiện và sử dụng các đặc điểm của các số hạng trong tổng. Từ đó dựa vào các tính chất của phép cộng để rút ra kết luận.
Ví dụ:
So sánh hai tổng $1367+5472$ và $5377+1462$ mà không tính giá trị cụ thể của chúng.
Giải:
Đặt \(A=1367+5472\) và \(B=5377+1462\)
\(A=1367+5472\)
\(A=1000+300+67+5000+400+62+10\)
\(A=5000+1000+400+300+67+62+10\)
\(B=5377+1462\)
\(B=5000+300+67+10+1000+400+62\)
\(B=5000+1000+400+300+67+62+10\)
Vậy A = B
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 6 - Năm đầu tiên của cấp trung học cơ sở, mọi thứ đều mới mẻ và đầy thách thức. Hãy tự tin làm quen với bạn bè mới và đón nhận những cơ hội học tập thú vị!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK