Hãy chia sẻ những điều em biết về một di tích có liên quan đến nước Văn Lang hoặc nước Âu Lạc.
- Vận dụng các kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra những điều em biết về một di tích có liên quan đến nước Văn Lang hoặc nước Âu Lạc.
- Là một trong những di tích lịch sử quan trọng nhất Việt Nam, Khu di tích Cổ Loa tọa lạc tại xã Cổ Loa, huyện Đông Anh, Hà Nội, cách trung tâm thành phố khoảng 17km về phía Bắc. Nơi đây được xem như kinh đô của nước Âu Lạc do vua An Dương Vương xây dựng vào thế kỷ thứ III trước Công nguyên, và cũng là nơi diễn ra nhiều sự kiện lịch sử trọng đại của dân tộc.
- Khu di tích Cổ Loa bao gồm nhiều di tích phụ, trong đó nổi bật nhất là:
+ Thành Cổ Loa:Được xây dựng bằng đất nện, thành Cổ Loa có chu vi lên đến 16.000m, bao gồm ba vòng thành: thành nội, thành ngoại và thành trung. Đây là một công trình kiến trúc quân sự độc đáo, thể hiện trình độ kỹ thuật cao của người Việt cổ.
+ Giếng nước Cổ Loa: Nằm trong lòng thành nội, giếng nước Cổ Loa được xem như nguồn nước sinh hoạt chính cho cư dân nơi đây. Truyền thuyết kể rằng, giếng nước này do hai con rồng đào và được An Dương Vương dùng làm nơi cất giữ Âu Lạc.
+ Đền thờ An Dương Vương: Nơi đây thờ phụng vua An Dương Vương, vị vua thứ 6 của nước Âu Lạc.
+ …
Thông qua việc tìm hiểu một số truyền thuyết và bằng chứng khảo cổ, em hãy trình bày sự ra đời của nước Văn Lang Âu Lạc
- Đọc kĩ phần 1. Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc (SGK trang 25)
- Chỉ ra được sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc
- Sự ra đời của nước Văn Lang
+ Khoảng 2.700 năm trước, nước Văn Lang ra đời với kinh đô đặt tại Phong Châu (Phù Thọ ngày nay).
+ Các di vật khảo cổ (công cụ lao động, vũ khí, mộ táng,...) được phát hiện ở lưu vực sông Hồng, sông Mã, sông Cà là những bằng chứng về sự ra đời và tồn tại của nước Văn Lang.
- Sự ra đời của nước Âu Lạc
+ Khoảng năm 208 TCN, sau khi kháng chiến chống quân Tần thắng lợi, Thục Phán lên ngôi vua, xưng là An Dương Vương, lập ra nước Âu Lạc, đóng đô ở Cổ Loa (Đông Anh, Hà Nội ngày nay).
+ Dấu tích tường thành và nhiều hiện vật khảo cổ tìm thấy ở Cổ Loa (lưỡi cày đồng, rìu đồng, lẫy nỏ, mùi tên đồng....) đã khẳng định sự ra đời và tồn tại của nước Âu Lạc.
Đọc thông tin, hãy mô tả đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nước Văn Lang, Âu Lạc.
- Đọc kĩ phần 2. Đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nước Văn Lang, Âu Lạc (SGK trang 27)
- Chỉ ra được đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nước Văn Lang, Âu Lạc.
- Đời sống kinh tế: Cư dân Văn Lang, Âu Lạc biết trồng lúa nước và các loại rau, củ, biết chăn nuôi, đánh bắt cá. Bên cạnh đó, họ còn có các nghề thủ công như: làm gốm, làm mộc, dệt vải, đúc đồng, rèn sắt,...
- Công cuộc đấu tranh: Qua các truyền thuyết như: Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần....., có thể thấy, từ thời Văn Lang, Âu Lạc, người Việt đã tiến hành các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm để bảo vệ đất nước. Các cuộc kháng chiến này đã thể hiện tinh thần yêu nước, cũng như quá trình đấu tranh chống ngoại xâm của người Việt từ xa xưa
Tìm hiểu và chia sẻ với bạn học về một số truyền thuyết như: Bánh chưng, bánh giày, Mai An Tiêm; Trầu cau
- Đọc kĩ phần 1. Sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc (SGK trang 25)
- Chia sẻ được một số truyền thuyết như: Bánh chưng, bánh giày, Mai An Tiêm; Trầu cau
- Truyền thuyết Mai An Tiêm:
Mai An Tiêm là một nhân vật truyền thuyết thời Hùng Vương. Theo truyền thuyết, Mai An Tiêm vốn là con nuôi của Hùng Vương thứ XVII, được vua quý mến gả mị nương tức là nàng Ba cho. Sau vì làm phật ý vua, An Tiêm bị đày ra đảo hoang, tương truyền nay là vùng Nga Sơn, Thanh Hóa.
Tại đây, An Tiêm cùng vợ chăm chỉ làm ăn. Một hôm, An Tiêm nhặt được hạt giống cây lạ do chim mang tới, anh đem gieo trồng và cuối cùng gây được giống dưa hấu quý, nhiều người tìm đến trao đổi, tiếng đồn khắp xa gần. Vua biết tin, xuống chiếu gọi về cho phục chức cũ. An Tiêm được coi là ông tổ của nghề trồng dưa hấu tại Việt Nam.
Nêu những dẫn chứng khẳng định sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc
- Đọc kĩ phần 2. Đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nước Văn Lang, Âu Lạc (SGK trang 27)
- Chỉ ra được những dẫn chứng khẳng định sự ra đời của nước Văn Lang, Âu Lạc
- Một số di chỉ minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang - Âu Lạc:
+ Di chỉ khảo cổ Văn hóa Đông Sơn (gồm 2 khu vực chính là ven bờ Nam sông Mã và trong làng cổ Đông Sơn – nay thuộc phường Hàm Rồng, thành phố Thanh Hóa).
+ Khu di tích Cổ Loa (thuộc địa phận huyện Đông Anh, thành phố Hà Nội hiện nay).
- Một số hiện vật minh chứng cho sự tồn tại của nền văn minh Văn Lang – Âu Lạc:
+ Trống đồng Ngọc Lũ (Hà Nam).
+ Lưỡi cày đồng, tượng đồng hình trâu có người cưỡi (thuộc văn hóa Đông Sơn)
+ Thạp đồng Đào Thịnh (Yên Bái).
+ Mũi tên đồng thành Cổ Loa…
Kể tên những hoạt động kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc.
- Đọc kĩ phần 2. Đời sống kinh tế và công cuộc đấu tranh bảo vệ nước Văn Lang, Âu Lạc (SGK trang 27)
- Chỉ ra những hoạt động kinh tế của cư dân Văn Lang, Âu Lạc
- Sự xuất hiện công cụ bằng đồng thau, bằng sắt:
- Nông nghiệp trồng lúa nước tại châu thổ sông Hồng, sông Mã, sông Cả, dùng sức kéo của trâu bò khá phát triển.
- Săn bắt, chăn nuôi, đánh cá, làm nghề thủ công như đúc đồng, làm gốm.
- Xuất hiện sự phân công lao động giữa nông nghiệp và thủ công nghiệp.
Truyền thuyết Sơn Tinh, Thuỷ Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần phản ánh về đời sống kinh tế và cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước qua những chi tiết nào?
- Đọc kĩ truyện Sơn Tinh, Thủy Tinh, Thánh Gióng, Sự tích nỏ thần và vận dụng những kiến thức đã học (SGK trang 25)
- Chỉ ra được những truyền thuyết trên đã phản ánh về đời sống kinh tế và cuộc đấu tranh bảo vệ đất nước qua những chi tiết nào
- Nhân dân trị thuỷ, đắp đất tránh lũ lụt
- Giặc ân sang xâm lược, Thánh Gióng đứng lên đánh đuổi giặc
- Chiếc nỏ thần giúp đánh quân xâm lược => Mũi tên đồng và lẫy nỏ đã được tìm thấy tại Cổ Loa
Sưu tầm tư liệu và giới thiệu về nước Văn Lang (sự ra đời, đời sống kinh tế, đấu tranh bảo vệ đất nước,...).
- Vận dụng những kiến thức đã biết và tham khảo trên mạng
- Chỉ ra được những thông tin về nước Văn Lang
- Nhà nước Văn Lang là nhà nước đầu tiên theo truyền thuyết trong lịch sử Việt Nam, có niên đại từ thế kỉ thứ 7 trước Công nguyên đến năm 258 trước Công nguyên. Nhà nước Văn Lang được cai trị bởi các Hùng Vương.
- Từ truyền thuyết về Âu Cơ và Lạc Long Quân, nhà nước Văn Lang ra đời trong thời kỳ người đàn ông làm chủ vì có những chi tiết như: trăm người con trai hay con trai trường làm vua nhưng giai đoạn này vẫn bị ảnh hưởng rất lớn bởi xã hội thị tộc mẫu hệ. Bởi Nhà nước được xây dựng và phát triển theo tổ chức xã hội của người mẹ Âu Cơ chứ không phải từ người cha Lạc Long Quân. Mẫu hệ còn in dấu không chỉ ở mỗi thời Hùng Vương mà còn cả trong thời Âu Lạc hay trong các cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng, Bà Triệu,....
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, bản đồ, quả địa cầu và sách tham khảo về lịch sử và địa lý.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Lịch sử và Địa lí là môn học bắt buộc, được dạy học từ lớp 6 đến lớp 9. Môn học gồm các nội dung giáo dục lịch sử, địa lí và một số chủ đề liên môn, đồng thời lồng ghép, tích hợp kiến thức ở mức độ đơn giản về kinh tế, văn hoá, khoa học, tôn giáo,...
Nguồn : Bộ giáo dục và đào tạoLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK