1. Tham gia tổ chức sự kiện Phát huy truyền thống trường em
- Trưng bày tranh ảnh về truyền thống và các hoạt động của trường
- Kể chuyện về các tấm gương dạy tốt, học tốt trong trường
- Hùng biện về chủ đề Em phát huy truyền thống trường em
2. Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia tổ chức sự kiện
HS liên hệ bản thân tham gia tổ chức sự kiện Phát huy truyền thống trường em (hoạt động trưng bày tranh ảnh, kể chuyện, hùng biện) và chia sẻ cảm xúc khi tham gia.
1. HS tích cực tham gia tổ chức sự kiện Phát huy truyền thống trường em
- Quan sát trưng bày tranh ảnh về truyền thống và các hoạt động của trường
- Lắng nghe những mẩu chuyện về các tấm gương dạy tốt, học tốt trong trường
- Cổ vũ tích cực các lớp tham gia hùng biện về chủ đề Em phát huy truyền thống trường em
2. Chia sẻ cảm xúc của em khi tham gia tổ chức sự kiện
Thông qua sự kiện, em đã hiểu biết nhiều hơn về các hoạt động và truyền thống của trường. Em cảm thấy rất vui và tự hào.
Chia sẻ về chủ đề Nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò
1. Chia sẻ ý kiến của em về chủ đề Nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò theo gợi ý
2. Đề xuất những việc làm cụ thể để nuôi dưỡng, giữu gìn tình thầy trò.
HS liên hệ bản thân và dựa vào gợi ý để hoàn thành bài tập trên:
1. Ý kiến của em về chủ đề Nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò:
- Cách em cư xử và giao tiếp với thầy cô
- Những việc em đã làm để nuôi dưỡng và giữ gìn tình cảm thầy trò
2. Đề xuất những việc làm cụ thể để nuôi dưỡng, giữu gìn tình thầy trò.
- Ứng xử lễ phép với thầy cô
- Quan tâm, hỏi han thầy cô
- Thể hiện sự biết ơn với thầy cô
1. Ý kiến của em về chủ đề Nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò:
- Cách em cư xử và giao tiếp với thầy cô: luôn chào hỏi các thầy cô ở bất cứ đâu, giao tiếp với thầy cô một cách lễ phép (cách xưng hô chào hỏi: cô-em/con)
- Những việc em đã làm để nuôi dưỡng và giữ gìn tình cảm thầy trò
+ Luôn lắng nghe những điều thầy cô dạy bảo
+ Tích cực, hăng hái phát biểu, xây dựng bài học
+ Luôn kính trọng, tôn trọng thầy cô giáo
+ Thể hiện lòng biết ơn, kính trọng thầy cô vào những dịp đặc biệt: 20/10, 20/11, 8/3,..
2. Đề xuất những việc làm cụ thể để nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò.
- Ứng xử lễ phép với thầy cô khi chào hỏi, phát biểu, trả lời
- Quan tâm, hỏi han thầy cô khi thấy cô không khỏe, khi có công việc lớp cần học sinh giúp đỡ
- Thể hiện sự biết ơn với thầy cô như đạt thành tích tốt trong học tập, nói lời cảm ơn khi thầy cô giúp đỡ mình, viết thiệp/tự tay làm hoa tặng thầy cô vào dịp đặc biệt,..
Thực hiện những việc làm nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò
1. Đóng vai thực hành những lời nói, việc làm để nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Giờ ra chơi, Hạnh và các bạn cùng chơi ở sân trường, Hạnh nhìn thấy cô Lan bê một chồng sách rất to và nặng. Nếu là Hạnh, em sẽ làm gì?
Tình huống 2: Lâm và Huy đang chơi ở công viên thì tình cờ nhìn thấy thầy Tuấn đã nghỉ hưu đang tập thể dục. Lâm bảo Huy: “Mình ra chỗ khác chơi cho thầy khỏi nhìn thấy nhé. Mình cũng không cần phải chào thầy.” Nếu là Huy, em sẽ làm gì?
2. Chia sẻ bài học em rút ra được sau khi đóng vai.
HS đóng vai nhân vật và liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên
1. Đóng vai thực hành những lời nói, việc làm để nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò trong các tình huống sau:
Tình huống 1: Nếu là Hạnh, em sẽ rủ các bạn lại gần hỏi xem cô cần giúp đỡ gì không, sau đó cùng các bạn bê chồng sách giúp cô vào lớp.
Tình huống 2: Nếu là Huy, em sẽ không đồng tình với hành động của Lâm. Em sẽ đến chào hỏi thầy và giới thiệu mình là học sinh cũ của thầy. Em và Lâm có thể trò chuyện với thầy một lát.
2. Chia sẻ bài học em rút ra được sau khi đóng vai.
Dù là bất kì thầy cô nào, dù không dạy mình hoặc đã từng dạy mình, là học sinh chúng ta cần phải có thái độ đúng mực, tôn trọng, lịch sự với thầy cô. Là học sinh chúng ta không được quên truyền thống tôn sư trọng đạo.
1. Lựa chọn nội dung và hình thức sáng tác một tác phẩm về chủ đề Tình thầy trò (bài thơ, bài hát, truyện ngắn,..)
2. Sáng tác một tác phẩm về Tình thầy trò theo hình thức đã chọn
3. Trình bày tác phẩm trước lớp
4. Chia sẻ cảm nhận về tác phẩm em ấn tượng nhất
HS liên hệ bản thân và dựa vào gợi ý trong sgk để sáng tác một tác phẩm, trình bày trước và chia sẻ cảm nhận bản thân về tác phẩm ấn tượng.
1. Hs tự lựa chọn nội dung và hình thức sáng tác một tác phẩm về chủ đề Tình thầy trò (bài thơ, bài hát, truyện ngắn,..)
2. HS sáng tác một tác phẩm về Tình thầy trò theo hình thức đã chọn
3. HS trình bày tác phẩm của mình trước lớp
4. Chia sẻ cảm nhận về tác phẩm em ấn tượng nhất
Em ấn tượng nhất với bài thơ “Ơn nghĩa thầy cô” của bạn Nguyễn Quang Long. Bài thơ rất hay và tràn đầy cảm xúc, thể hiện tấm lòng biết ơn, kính mến đối với thầy cô.
Thực hiện những việc làm để nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò
HS liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập trên
HS tự thực hiện những việc làm để nuôi dưỡng, giữ gìn tình thầy trò.
Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao
Nguồn : Thư viện pháp luậtLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK