Trang chủ Lớp 5 Tiếng Việt 5 - Cánh diều Bài 16. Cánh chim hòa bình Biểu tượng của hoà bình trang 71 Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều: Em hiểu chủ đề của bức tranh dưới đây là gì?...

Biểu tượng của hoà bình trang 71 Tiếng Việt 5 tập 2 Cánh diều: Em hiểu chủ đề của bức tranh dưới đây là gì?...

Soạn Chia sẻ: 1, 2; Bài đọc: 1, 2, 3, 4, 5 - Biểu tượng của hoà bình trang 71 SGK Tiếng Việt lớp 5 tập 2 Cánh diều - Bài 16. Cánh chim hòa bình. Em hiểu chủ đề của bức tranh dưới đây là gì?...

Câu hỏi:

Chia sẻ 1

Em hiểu chủ đề của bức tranh dưới đây là gì?

image

Hướng dẫn giải :

Dựa vào kiến thức thực tế của em để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Chủ đề của bức tranh nói về sự đoàn kết của thiếu nhi trên thế giới, không có phân biệt màu da, chủng tộc và cùng đoàn kết mong muốn một thế giới hoà bình.


Câu hỏi:

Chia sẻ 2

Nói những điều em biết về hòa bình (hoặc đọc một bài thơ, bài một bài về hòa bình).

Hướng dẫn giải :

Em có thể tham khảo sách, báo, internet.

Lời giải chi tiết :

Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui - Trịnh Công Sơn.

Đây cũng là 1 trong những ca khúc mang thông điệp hoà bình, về tình yêu với phần lời ca lắng đọng với cảm xúc chân thành nhất, tình yêu là niềm vui mỗi ngày khi nhìn thấy cuộc sống trong 1 thế giới hoà bình an vui tràn ngập tiếng cười.


Câu hỏi:

Bài đọc 1

Biểu tượng của hoà bình

Biểu tượng của hoà bình đã xuất hiện từ thời cổ đại. Theo thần thoại Hy Lạp, đó là cây ô liu – quà tặng của Nữ thần Trí Tuệ A-ten-na. Sử sách La Mã từ xưa cũng từng ghi lại chuyện một vị tướng đã cầm nhành ô liu đến gặp đối phương để giảng hòa.

Năm 1949, Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình được tổ chức ở Pa-ri – thủ đô nước Pháp. Bức tranh chim bồ câu của hoạ sĩ nổi tiếng Pi-cát-xô gửi tặng được trân trọng treo trong hội trường và in trên áp phích của Đại hội. Từ đó, chim bồ câu được coi là loài chim tượng trưng cho hoà bình.

Tuy nhiên, hình ảnh chim bồ câu rất khó vẽ. Năm 1958, trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở nước Anh, hoạ sĩ Hâu-tơm đã sáng tạo ra một biểu tượng mới. Đó là một vòng tròn với các đường thẳng mô phỏng chữ N và chữ D theo hệ thống truyền tin bằng cờ. Hai chữ ấy là dạng viết tắt của các từ tiếng tiếng Anh: Nuclear Disarmament (Giải trừ Hạt nhân).

Về sau, biểu tượng của Hâu-tom được người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.

Theo TRUNG ANH

Các biểu tượng hoà bình gắn với hình ảnh cây ô liu xuất hiện từ bao giờ?

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Biểu tượng hoà bình gắn với hình ảnh cây ô liu xuất hiện từ thời Ai Cập cổ đại.


Câu hỏi:

Bài đọc 2

Theo bài đọc, biểu tượng chim bồ câu hoà bình gắn với sự kiện nào?

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Biểu tượng chim bồ câu hoà bình gắn với sự kiện Đại hội Nhân dân thế giới bảo vệ hoà bình.


Câu hỏi:

Bài đọc 3

Hãy giải thích ý nghĩa ban đầu của biểu tượng do họa sĩ Hâu-tơm sáng tạo.

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa ban đầu của biểu tượng do hoạ sĩ Hâu – tơm vẽ dùng để sử dụng trong phong trào chống vũ khí hạt nhân ở Anh. Ông thiết kế biểu tượng theo mô phỏng chữ N và chữ D.


Câu hỏi:

Bài đọc 4

Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hòa bình như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Biểu tượng chống vũ khí hạt nhân đã trở thành biểu tượng mới của hoà bình khi người dân Mỹ sử dụng trong các cuộc tuần hành phản đối chiến tranh ở Việt Nam, rồi dần dần lan toả khắp nơi, trở thành một biểu tượng mới của hoàn bình thế giới.


Câu hỏi:

Bài đọc 5

Các biểu tượng hòa bình từ xưa đến nay nói lên điều gì về khát vọng của loài người?

Hướng dẫn giải :

Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi

Lời giải chi tiết :

Các biểu tượng hào bình từ xưa đến nay nói lên rằng người dân trên khắp thế giới luôn mong muốn có một cuộc sống hoà bình, không có chiến tranh ở bất kì đâu trên thế giới, nhân dân các quốc gia luôn sống hoà thuận đoàn kết và giúp đỡ nhau.

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 5

Lớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK