Trả lời câu hỏi 1 Chia sẻ trang 104
Theo em, ở mỗi tình huống sau, chúng ta nên giải quyết như thế nào?
Dựa vào tình huống em đã gặp để trả lời câu hỏi
1, Mẹ dặn hai anh em chơi chung với nhau hoặc cất gấu đi dọn cơm
2, Khi các bạn xảy ra tranh chấp, chúng ta nhờ những bạn xem bóng cùng phân xử
3, Khi xảy ra hiện tượng chen ngang, chúng ta nhắc nhở họ phía sau họ vẫn còn hàng và mời họ về xếp hàng vào chỗ cuối
Trả lời câu hỏi 2 Chia sẻ trang 104
Tìm thêm những tình huống tương tự các tình huống ở bài tập 1 và nêu ý kiến của em về cách giải quyết.
a, Những người liên quan tự hòa giải với nhau.
b, Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai.
Dựa vào tình huống em đã gặp để trả lời câu hỏi
a, Những người liên quan tự hòa giải với nhau: hai bà hàng xóm xích mích nhau vì chuyện đổ rác thì hai bác có thể nhường nhịn nhau và phân chia cố định nơi đổ rác.
b, Cần có người đứng ra phân xử đúng, sai: tình huống xảy ra va chạm giao thông giữa xe ô tô và xe máy cần gọi công an đến xử lý và giải quyết
Trả lời câu hỏi 1 Bài đọc trang 104
Mồ Côi xử kiện
Ngày xưa, ở một vùng quê nọ, có chàng Mồ Côi rất nhanh nhẹn, công tâm, nên được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện.
Một hôm, có người chủ quán đưa một bác nông dân đến công đường. Chủ quán thưa:
– Bác này vào quán của tôi hít mùi thơm lợn quay, gà luộc, vịt rán mà không trả tiền nên tôi kiện bác ấy.
Mồ Côi hỏi bác nông dân. Bác trả lời:
– Tôi chỉ vào quán ngồi nhờ để ăn miếng cơm nắm chứ tôi không mua gì cả
Mồ Côi bảo:
– Nhưng bác có hít hương thơm thức ăn trong quân không?
Bác nông dân đáp.
- Thưa có.
Mỗ Côi nói:
- Nếu bác đã hít mùi thức ăn thì bác phải bồi thường. Chủ quán muốn bồi thường bao nhiêu?
- Hai mươi đồng.
Bác đưa hai mươi đồng đây thì tôi phân xử cho! – Mồ Côi bảo.
Bác nông dân giãy nảy:
- Tôi có đụng chạm gì đến thức ăn trong quần đầu mà phải trả tiền?
– Bác cứ đưa tiền đây.
Bác nông dân ấm ức:
– Nhưng tôi chỉ có hai đồng.
– Cũng được.
Mồ Côi thân nhiên cầm lấy hai đồng bạc bỏ vào một cải bắt, rồi úp một cái bắt khác lên, đưa cho bác nông dân, nói:
– Bậc hãy xộc lên cho đủ mười lần. Còn ông chủ - quân, ông hãy nghe nhé!
Hai người tuy chưa hiểu gì nhưng cũng cử làm theo. Khi đồng bạc trong bát úp kêu lạch cạch đến lần thứ mười, Mồ Côi phân:
- Bác này đã bồi thường cho chủ quân đủ số tiền. Một bên hít mùi thịt, một bên nghe tiếng bạc. Thế là công bằng.
Nói xong, Mồ Côi trả hai đồng bạc cho bác nông dân rồi tuyên bố kết thúc phiên xử. Bác nông dân thở phào nhẹ nhôm, còn ông chủ quân đành lẳng lặng ra về, không dám kêu ca gì.
Truyện dân gian dân tộc Nùng
Vì sao Mồ Côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện?
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Mồ Côi được người dân tin tưởng giao cho việc xử kiện vì chàng nhanh nhẹn và công tâm
Trả lời câu hỏi 2 Bài đọc trang 104
Đòi hỏi của người chủ quán vô lí như thế nào?
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Đòi hỏi của người chủ quán vô lí vì chỉ ngửi mùi thức ăn cũng phải trả tiền
Trả lời câu hỏi 3 Bài đọc trang 104
Em có nhận xét gì về cách phân xử của chàng Mồ Côi?
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Cách phân xử của chàng Mồ Côi rất công bằng và sáng tạo. Bác nông dân ngửi mùi thức ăn thì trả cho ông chủ bằng 10 lần xóc 2 đồng để đủ 20 đồng cho ông chủ nghe tiếng.
Trả lời câu hỏi 4 Bài đọc trang 104
Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán học được bài học gì?
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Theo em, sau vụ kiện này, người chủ quán học được bài học ở đời không nên quá tham lam và sống có tình nghĩa
Trả lời câu hỏi 5 Bài đọc trang 104
Câu tục ngữ nào dưới đây phù hợp với nội dung câu chuyện?
a, Gậy ông đập lưng ông
b, Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
c, Đi một ngày đàng, học một sàng khôn
Em đọc kĩ văn bản để trả lời câu hỏi
Câu tục ngữ phù hợp với nội dung câu chuyện: Vỏ quýt dày có móng tay nhọn
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK