a) Nêu cách tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của hình hộp chữ nhật, hình lập phương. Lấy ví dụ minh hoạ.
b) Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần, thể tích của mỗi hình hộp chữ nhật, hình lập phương sau:
c) Hương đã làm một con voi bằng hai khối đất nặn có kích thước như hình vẽ. Tính thể tích con voi đó.
Nêu cách tính và lấy ví dụ minh họa.
Vận dụng cách tính để hoàn thành phần b, c.
a) * Hình hộp chữ nhật:
- Muốn tính diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật ta lấy chu vi mặt đáy nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
- Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là tổng của diện tích xung quanh và diện tích hai đáy.
- Muốn tính thể tích hình hộp chữ nhật ta lấy chiều dài nhân với chiều rộng rồi nhân với chiều cao (cùng một đơn vị đo).
- Ví dụ minh họa: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình hộp chữ nhật có chiều dài 5 dm, chiều rộng 4 dm và chiều cao 3 dm.
Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật là: (5 + 4) x 2 x 4 = 72 dm2
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật là: 5 x 4 x 2 + 72 = 112 dm2
Thể tích của hình hộp chữ nhật là: 5 x 4 x 3 = 60 dm3
* Hình lập phương:
- Diện tích xung quanh của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 4.
- Diện tích toàn phần của hình lập phương bằng diện tích một mặt nhân với 6.
- Muốn tính thể tích hình lập phương ta lấy cạnh nhân với cạnh rồi nhân với cạnh.
- Ví dụ minh họa: Tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần và thể tích hình lập phương có cạnh 2 cm.
Diện tích xung quanh của hình lập phương là: 2 x 2 x 4 = 16 cm2
Diện tích toàn phần của hình lập phương là: 2 x 2 x 6 = 24 cm2
Thể tích của hình lập phương là: 2 x 2 x 2 = 8 cm3
b)
* Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật thứ nhất là:
$\left( {4 + 8} \right) \times 2 \times 5 = 120$(dm2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật thứ nhất là:
$120 + \left( {4 \times 8} \right) \times 2 = 184$(dm2)
Thể tích của hình hộp chữ nhật thứ nhất là:
$4 \times 8 \times 5 = 160$(dm3)
* Diện tích xung quanh của hình lập phương là:
$3 \times 3 \times 4 = 36$(cm2)
Diện tích toàn phần của hình lập phương là:
$3 \times 3 \times 6 = 54$ (cm2)
Thể tích của hình lập phương là:
$3 \times 3 \times 3 = 27$(cm3)
* Diện tích xung quanh của hình hộp chữ nhật thứ ba là:
$\left( {5,4 + 2,5} \right) \times 2 \times 8 = 126,4$(m2)
Diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật thứ ba là:
$126,4 + \left( {5,4 \times 2,5} \right) \times 2 = 153,4$(m2)
Thể tích của hình hộp chữ nhật thứ ba là:
$5,4 \times 2,5 \times 8 = 108$(m3)
c)
Thể tích khối hình hộp chữ nhật là:
$2 \times 2 \times 5 = 20$(cm3)
Thể tích khối hình lập phương là:
$6 \times 6 \times 6 = 216$(cm3)
Thể tích con voi đó là:
20 + 216 = 236 (cm3)
Đáp số: 236 cm3.
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK