Trả lời câu hỏi 1 trang 29 SGK Toán 5 Cánh diều
Quan sát bảng sau:
a) Nêu nhận xét về quan hệ phụ thuộc giữa số chiếc bút và số hộp bút.
b) Nếu có 15 hộp bút thì có bao nhiêu chiếc bút?
a) Dựa vào thông tin trong bảng để nêu nhận xét.
b) Giải bài toán theo phương pháp rút về đơn vị hoặc tìm tỉ số.
a)
- Mỗi hộp bút đều đựng được số bút như nhau (đều là 24 chiếc).
- Khi số chiếc bút gấp lên (giảm đi) bao nhiêu lần thì số hộp bút cũng gấp lên (giảm đi) bấy nhiêu lần.
b) 15 hộp bút gấp 5 gộp bút số lần là:
15 : 5 = 3 (lần)
15 hộp bút có số chiếc bút là:
120 x 3 = 360 (chiếc bút)
Đáp số: 360 chiếc bút
Trả lời câu hỏi 2 trang 29 SGK Toán 5 Cánh diều
Một cửa hàng cứ bán được 5 máy tính thì bán được 2 máy in. Hỏi nếu bán được 40 máy tính thì cửa hàng đó bán được bao nhiêu máy in?
Tìm tỉ số:
- Tìm tỉ số giữa 40 máy tính và 5 máy tính.
- Số máy tính bán được gấp bao nhiêu lần thì số máy in bán được gấp bấy nhiêu lần.
Tóm tắt
5 máy tính: 2 máy in
40 máy tính: ? máy in
Bài giải
40 máy tính gấp 5 máy tính số lần là:
40 : 5 = 8 (lần)
Nếu bán được 40 máy tính thì cửa hàng đó bán được số máy in là:
2 x 8 = 16 (máy)
Đáp số: 16 máy in
Trả lời câu hỏi 3 trang 29 SGK Toán 5 Cánh diều
Cô Hà có thể gõ được 20 từ trên máy tính trong vòng 30 giây. Hỏi cô Hà có thể gõ được bao nhiêu từ trên máy tính trong vòng 5 phút? Biết rằng tốc độ gõ máy tính của cô Hà không thay đổi.
Tìm tỉ số:
Đổi: 5 phút = 300 giây
- Tìm tỉ số giữa 300 giây và 30 giây
- Thời gian gõ máy tính gấp lên bao nhiêu lần thì số từ gõ được gấp lên bấy nhiêu lần.
Tóm tắt
30 giây: 20 từ
5 phút: ? từ
Bài giải
Đổi: 5 phút = 300 giây
300 giây gấp 30 giây số lần là:
300 : 30 = 10 (lần)
Trong vòng 5 phút, cô Hà có thể gõ được số từ trên máy tính là:
20 x 10 = 200 (từ)
Đáp số: 200 từ
Trả lời câu hỏi 4 trang 29 SGK Toán 5 Cánh diều
Quan sát hai hình vuông sau:
a) Nêu tỉ số giữa độ dài cạnh của hình vuông ABCD với độ dài cạnh của hình vuông MNPQ.
b) Nêu tỉ số chu vi của hình vuông ABCD với chu vi của hình vuông MNPQ.
c) Nêu nhận xét về quan hệ phụ thuộc giữa độ dài cạnh với chu vi của mỗi hình vuông.
a) Tỉ số giữa độ dài cạnh của hình vuông ABCD với độ dài cạnh của hình vuông MNPQ = độ dài AB : độ dài MN
b) Tính chu vi của hình vuông ABCD và hình vuông MNPQ.
Tìm tỉ số chu vi của hình vuông ABCD với chu vi của hình vuông MNPQ
c) Dựa vào kết quả 2 ý trên rút ra nhận xét.
a)Tỉ số giữa độ dài cạnh của hình vuông ABCD với độ dài cạnh của hình vuông MNPQ là 2 : 4 hay $\frac{1}{2}$
b) Chu vi hình vuông ABCD là: 2 x 4 = 8 (cm).
Chu vi hình vuông MNPQ là 4 x 4 = 16 (cm).
Tỉ số chu vi của hình vuông ABCD với chu vi của hình vuông MNPQ là 8 : 16 hay $\frac{1}{2}$.
c) Độ dài cạnh hình vuông gấp lên bao nhiêu lần thì chu vi hình vuông gấp lên bấy nhiêu lần.
Trả lời câu hỏi 5 trang 30 SGK Toán 5 Cánh diều
Anh Nam tập thể dục buổi sáng, theo thói quen, cứ thực hiện động tác gập bụng 7 lần thì anh Nam lại lên xà 2 lượt. Theo em, anh Nam thực hiện động tác gập bụng 35 lần thì anh Nam lên xà bao nhiêu lượt?
Áp dụng phương pháp tìm tỉ số:
- Tìm tỉ số giữa 35 lần và 7 lần.
- Số lần thực hiện động tác gập bụng tăng bao nhiêu lần thì số lần lên xà tăng bấy nhiêu lần
Tóm tắt
Gập bụng 7 lần: lên xà 2 lượt
Gập bụng 35 lần: lên xà ? lượt
Bài giải
35 lần gập bụng gấp 7 lần gập bụng số lần là:
35 : 7 = 5 (lần)
Anh Nam thực hiện động tác gập bụng 35 lần thì anh Nam lên xà số lượt là:
2 x 5 = 10 (lượt)
Đáp số: 10 lượt lên xà
Trả lời câu hỏi 6 trang 30 SGK Toán 5 Cánh diều
Cô Hiền tiết kiệm tiền để mua một chiếc xe máy mới. Chiếc xe máy có giá tiền là 36 triệu đồng.
a) Theo em, cô Hiền cần tiết kiệm mấy tháng thì đủ tiền mua chiếc xe máy đó? Biết rằng cứ 3 tháng cô Hiền lại tiết kiệm được 6 triệu đồng.
b) Nếu muốn đủ tiền mua chiếc xe máy trong 1 năm thì mỗi tháng cô Hiền cần tiết kiệm bao nhiêu tiền?
a) Cách 1: Rút về đơn vị
Cách 2: tìm tỉ số
- Tìm tỉ số giữa 36 triệu đồng và 6 triệu đồng.
- Số tiền gấp lên bao nhiêu lần thì thời gian tiết kiệm gấp lên bấy nhiêu lần.
b) Số tiền cô Hiền cần tiết kiệm trong 1 tháng = Giá tiền chiếc xe máy : số tháng trong năm
a) Cách 1:
Mỗi tháng cô Hiền tiết kiệm được số tiền là:
6 : 3 = 2 (triệu đồng)
Để đủ tiền mua chiếc xe máy đó, cô Hà cần tiết kiệm trong số tháng là:
36 : 2 = 18 (tháng)
Cách 2:
36 triệu đồng gấp 6 triệu đồng số lần là:
36 : 6 = 6 (lần)
Để đủ tiền mua chiếc xe máy đó, cô Hà cần tiết kiệm trong thời gian là:
3 x 6 = 18 (tháng)
b) Đổi: 1 năm = 12 tháng
Nếu muốn đủ tiền mua chiếc xe máy trong 1 năm thì mỗi tháng cô Hiền cần tiết kiệm số tiền là:
36 : 12 = 3 (triệu đồng)
Đáp số: a) 18 tháng
b) 3 triệu đồng
Trả lời câu hỏi 7 trang 30 SGK Toán 5 Cánh diều
Để làm thuốc ho người ta ngâm chanh đào với mật ong và đường phèn. Cứ 2 kg chanh đào thì cần 1 $\ell $ mật ong và 1 kg đường phèn.
Theo thông tin trên, nếu muốn ngâm 4 kg chanh đào thì cần bao nhiêu lít mật ong và bao nhiêu ki-lô-gam đường phèn?
Áp dụng phương pháp tìm tỉ số
Tóm tắt
2 kg chanh đào: 1 lít mật ongvà 1 kg đường phèn
4 kg chanh đào: ? lít mật ongvà ? kg đường phèn
Bài giải
4 kg chanh đào gấp 2 kg chanh đào số lần là:
4 : 2 = 2 (lần)
Ngâm 4 kg chanh đào thì cần số lít mật ong là:
1 x 2 = 2 (lít)
Ngâm 4 kg chanh đào thì cần số ki-lô-gam đường phèn là:
1 x 2 = 2 (kg)
Đáp số: 2 lít mật ong, 2 ki-lô-gam đường phèn.
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 5 - Năm cuối cấp tiểu học, nhiều kỷ niệm với thầy cô, bạn bè sẽ trở thành hành trang quý báu. Hãy cố gắng hết mình trong học tập và chuẩn bị tốt cho những thử thách mới!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK