Câu 1:
Chú hề biểu diễn với “quả bóng kì lạ” như thế nào? Đánh dấu tích vào ô phù hợp:
Em đọc từ “Mẹ đưa Trang đi xem xiếc” đến “như bay lên khoảng không.”
- Đúng: b, c, d
- Sai: a
Vì sao Trang cảm thấy thương chú hề? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Vì chú hề phải cầm quả bóng đi quanh sân khấu.
b) Vì em thấy chú hề như muốn khóc khi quả bóng tặng cô gái bị vỡ.
c) Vì chú hề tặng quả bóng cho một cô gái nhưng cô ấy không nhận.
Em đọc từ “Sau khi biểu diễn” đến “trở lại sân khấu nữa”.
Đáp án b.
Theo em, cô gái được chú hề tặng quả bóng là ai? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Là một khán giả giống như Trang.
b) Là một diễn viên xiếc đóng làm khán giả.
c) Là một người thân hoặc bạn của chú hề.
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Theo em, cô gái được chú hề tặng quả bóng là: c) Là một người thân hoặc bạn của chú hề.
Trang đã làm gì để an ủi chú hề? Khoanh tròn chữ cái trước ý đúng:
a) Chạy ngay đến chào chú hề khi vừa thấy chủ ở công viên.
b) Chạy ngay đi mua một quả bóng rồi nhờ chú hề tặng cô gái.
c) Nhờ mẹ mua một quả bóng rồi tìm chú hề, tặng bóng cho chú.
Em đọc từ “Bỗng một hôm” đến hết.
Đáp án c
Câu 1:
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:
a) Vì quả bóng vỡ, cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài.
b) Vì thương chú hề, Trang tặng chú một quả bóng.
c) Trang nhận ra ngay chú hề vì em rất thích tiết mục của chú.
Em suy nghĩ và dựa vào kiến thức đã học để hoàn thành bài tập.
Đặt câu hỏi cho các bộ phận câu in đậm:
a) Vì quả bóng vỡ, cô gái xấu hổ, chạy thẳng ra ngoài.
=> Vì sao cô gái xấu hổ chạy ra ngoài?
b) Vì thương chú hề, Trang tặng chú một quả bóng.
=> Vì sao Trang tặng chú hề một quả bóng.
c) Trang nhận ra ngay chú hề vì em rất thích tiết mục của chú.
=> Vì sao khi gặp lại Trang nhận ra chú hề ngay.
Đặt một câu cảm để:
a) Khen một tiết mục nghệ thuật hoặc một diễn viễn.
b) Thể hiện niềm vui khi gặp một diễn viễn em yêu thích.
Em tự liên hệ bản thân và đặt câu nói lên cảm xúc của mình.
a) Khen một tiết mục nghệ thuật hoặc một diễn viễn.
=> Tiểu phẩm kịch này thật thú vị!
b) Thể hiện niềm vui khi gặp một diễn viễn em yêu thích.
=> Khi được gặp cô ca sĩ Mỹ Tâm em rất vui!
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK