Chọn 1 trong 2 đề sau:
Đề a: Viết đoạn văn kể về một tiết học em thích.
Đề b: Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em.
Gợi ý: Em thực hiện các bước theo quy tắc bàn tay.
Gợi ý:
a) Viết đoạn văn kể về một tiết học em thích.
- Giới thiệu về tiết học.
- Thời gian diễn ra tiết học.
- Những hoạt động trong tiết học.
- Cảm xúc của em về tiết học.
b) Viết đoạn văn kể lại một cuộc nói chuyện điện thoại của em.
- Cuộc nói chuyện diễn ra vào khi nào?
- Em thực hiện cuộc nói chuyện với ai?
- Chủ đề của cuộc nói chuyện là gì?
- Cảm xúc của em?
a)
Bài tham khảo 1:
Trong các môn học, em thích nhất là mĩ thuật. Môn mĩ thuật sẽ được học vào tiết hai, buổi sáng thứ ba và thứ năm hàng tuần. Cứ đến giờ học, em lại cảm thấy vô cùng háo hức. Thầy giáo dạy mĩ thuật đã dạy chúng em cách vẽ tranh, tô màu. Em thích nhất là được vẽ những bức tranh về cây cối, hoa lá. Sau mỗi tiết học, chúng em thường đem tranh của mình ra để khoe với các bạn khác. Mỗi tiết mĩ thuật thật là vui vẻ, bổ ích.
Bài tham khảo 2:
Một tuần, chúng em có bốn tiết học toán. Chúng em sẽ được tìm hiểu về các số, hình học hay các phép tính cộng, trừ. Mỗi tiết học toán diễn ra đều rất vui vẻ, sôi động. Bởi cô giáo thường tổ chức các trò chơi giúp cả lớp ôn tập lại kiến thức. Những phép tính khó đã trở nên dễ hiểu hơn. Em rất thích thú khi đến tiết học toán.
b)
Bài tham khảo 1:
Bố em đi công tác xa nhà. Bố thường gọi điện về hỏi thăm tình hình học tập của em. Hôm qua sau khi ăn tối xong, bố có gọi. Em nhanh nhảu bắt máy:
- Alo ạ, con là Minh đây ạ.
- Tuần vừa rồi con học thế nào? - Bố em hỏi.
- Dạ, thưa bố, tuần qua con học cũng được ạ. – Em đáp.
- Có môn nào được điểm cao không con?
- Dạ, con được 7 điểm môn Toán và 9 điểm môn Văn ạ.
Sợ bố mắng nên em nói lý nhí. Ai ngờ bố không mắng, bố nhẹ nhàng bảo rằng:
- Không sao đâu con, như vậy cũng là giỏi lắm rồi. Cuối tuần bố về sẽ dẫn cả nhà mình đi chơi. Chịu không nào?
- Dạ, vâng ạ. Con cảm ơn bố.
Tôi cười tít mắt cả lên và cảm thấy có một niềm vui nho nhỏ trong người.
Bài tham khảo 2:
Em và Na là bạn thân từ khi vào lớp 1. Nhưng năm nay Na đã chuyển trường. Dù ít gặp nhau những chúng em thường gọi điện thoại cho nhau.
Hôm qua, Na gọi điện thoại và mang đến cho em một niềm vui bất ngờ.
- Alo, Lê ơi, tớ là Na đây!
- Alo, tớ nghe! Cậu đã ăn cơm chưa?
Na bảo:
- Tớ ăn rồi! Tớ có một chuyện muốn báo cho cậu.
Em rất tò mò, em hỏi:
- Có chuyện gì vậy? Hi vọng đó là chuyện vui.
- Tất nhiên là chuyện vui rồi! – Na hào hứng đáp. – Cuối tuần này tớ xin phép bố mẹ sang nhà cậu chơi, bố mẹ đã đồng ý rồi!
Nghe Na nói vậy, em reo lên vui sướng: - Thật à! Thế là chúng mình được gặp nhau rồi! Tớ rất vui!
Sau đó chúng em đã bàn xem sẽ cùng nhau tận hưởng ngày cuối tuần như thế nào. Em rất vui và chờ đợi được gặp Na.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK