1. Chỉ và nói:
- Cây nào có thân gỗ, cây nào có thân thảo?
- Cây nào có thân mọc đứng, cây nào có thân leo hoặc thân bò?
2. Nhận xét và so sánh về thân của cây trong các hình dưới đây.
Em quan sát hình và trả lời câu hỏi.
1.
- Cây có thân gỗ: Cây phượng vĩ, cây bằng lăng.
- Cây có thân thảo: Cây tía tô, cây bí ngô, cây mướp, cây dưa hấu, cay hướng dương, cây bí đao.
- Cây có thân mọc đứng: Cây phượng vĩ, cây tía tô, cây bằng lăng, cây hướng dương.
- Cây có thân leo: Cây mướp, cây bí đao.
- Cây có thân bò: Cây bí ngô, cây dưa hấu.
2.
Cây phượng vĩ: Thân cây đứng, lớn, to, chắc chắn.
- Cây tía tô: Thân cây đứng, nhỏ, yếu.
- Cây mướp: Thân cây nhỏ, yếu, leo.
- Cây bí ngô: Thân cây nhỏ, yếu, bò.
- Cây dưa hấu: Thân cây nhỏ, yếu, bò.
- Cây bằng lăng: Thân cây đứng, lớn, to, vững.
- Cây bí đao: Thân cây nhỏ, yếu, leo.
- Cây hướng dương: Thân cây đứng, nhỏ, yếu.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, giấy màu và bản đồ Việt Nam để học tốt môn này.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tự nhiên và Xã hội là môn học về thiên nhiên, con người và cộng đồng gần gũi xung quanh. Do đó, phương pháp thực hiện chương trình môn học là: khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.
Nguồn : gesd.edu.vnLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK