Trang chủ Lớp 3 Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà Thực hành xử lý tình huống mục 1 trang 15 bài 3 Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều: Điều tra, phát hiện về cách phòng cháy nhà theo gợi ý dưới đây...

Thực hành xử lý tình huống mục 1 trang 15 bài 3 Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều: Điều tra, phát hiện về cách phòng cháy nhà theo gợi ý dưới đây...

Giải thực hành, xử lý tình huống mục 1 trang 15 bài 3 SGK Tự nhiên và xã hội lớp 3 Cánh diều - Bài 3: Phòng tránh hỏa hoạn khi ở nhà

Đề bài :

1. Điều tra, phát hiện về cách phòng cháy nhà theo gợi ý dưới đây:

image

2. Nói với người lớn thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà.

Phương pháp giải :

Dựa vào các nguyên nhân dễ gây cháy nhà để xác định các vật dễ gây cháy (bàn là, bếp gas, bếp điện,…) sau đó tìm hiểu thông tin về cách phòng cháy (từ kiến thức cá nhân, người thân, bạn bè, các nguồn trên internet,…)

Lời giải chi tiết :

STT

Những thứ có thể gây cháy trong nhà em 

Một số thông tin về cách phòng cháy

1

Bếp ga

- Tránh đặt bếp ga gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Trông coi bếp trong suốt quá trình đun nấu.

- Nấu xong, khóa bình ga và tắt bếp.

- Không để trẻ nhỏ sử dụng bếp ga.

2

Bàn là

- Tránh đặt bàn là gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Sử dụng bàn là cẩn thận trong suốt quá trình là quần áo.

- Ngắt điện ngay khi không sử dụng.

- Không để trẻ em sử dụng bàn là.

3

Xăng

- Tránh để xăng gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Khi rót, chiết xăng cần dọn sạch vật dụng chiết, tách.

- Để xa tầm tay trẻ em.

4

Thuốc lá

- Tránh hút thuốc cạnh các đồ dễ bắt lửa.

- Cần có gạt tàn và chỉ gạt tàn thuốc vào đó.

2. Những thông tin em đã tìm hiểu để phòng cháy nhà là:

- Tránh để các vật dụng có nguy cơ cháy nổ gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

- Luôn tắt các thiết bị điện trước khi ra ngoài.

- Khóa van bình ga sau khi sử dụng xong.

- Không vừa cắm sạc điện thoại vừa sử dụng.

- Lắp đặt các hệ thống tự ngắt điện và cảnh báo cháy nổ trong gia đình.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, giấy màu và bản đồ Việt Nam để học tốt môn này.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Tự nhiên và Xã hội là môn học về thiên nhiên, con người và cộng đồng gần gũi xung quanh. Do đó, phương pháp thực hiện chương trình môn học là: khai thác những kiến thức, kinh nghiệm của học sinh về cuộc sống xung quanh; phát huy trí tò mò khoa học, hướng đến sự phát triển các mối quan hệ tích cực của học sinh với môi trường tự nhiên và xã hội xung quanh; hướng dẫn học sinh cách đặt câu hỏi, cách thu thập thông tin và tìm kiếm các bằng chứng, cách sử dụng các thông tin, bằng chứng thu thập được để đưa ra những nhận xét, kết luận mang tính khách quan, khoa học.

Nguồn : gesd.edu.vn

Tâm sự Lớp 3

Lớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK