Nội dung
Bài thơ miêu tả trò chơi đá cầu và niềm vui thích khi chơi đá cầu. |
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1: Nói tên môn thể thao ở mỗi bức ảnh:
Đua xe đạp, bóng rổ, bắn súng, đua ngựa, nhảy cao, bóng chuyền
Em quan sát các bức ảnh và hoàn thành bài tập.
Hình 1: đua ngựa.
Hình 2: đua xe đạp.
Hình 3: bắn súng.
Hình 4: bóng rổ.
Hình 5: bóng chuyền.
Hình 6: nhảy cao.
Câu 2
Câu 2: Kể tên một số môn thể thao khác mà em biết.
Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời.
Một số môn thể thao mà em biết là: Bơi lội, bắn cung, điền kinh, bóng ném, bóng đá, cầu lông, bóng bán, trượt băng nghệ thuật.
Phần II
Bài đọc:
Cùng vui chơi
Ngày đẹp lắm bạn ơi Nắng vàng trải khắp nơi Chim ca trong bóng lá Ra sân ta cùng chơi.
Quả cầu giấy xanh xanh Qua chân tôi, chân anh Bay lên rồi lộn xuống Đi từng vòng quanh quanh. |
Anh nhìn cho tinh mắt Tôi đá thật dẻo chân Cho cầu bay trên sân Đừng để rơi xuống đất.
Trong nắng vàng tươi mát Cùng chơi cho khỏe người Tiếng cười xen tiếng hát Chơi vui học càng vui. Tập đọc 3 (1980) |
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Các bạn nhỏ đá cầu trong quang cảnh như thế nào?
Em đọc khổ thơ 1.
Các bạn nhỏ đá cầu trong quang cảnh ngày đẹp trời, nắng vàng, chim ca trong bóng lá.
Câu 2
Câu 2: Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay lượn như thế nào?
Em đọc khổ thơ 2.
Bài thơ miêu tả quả cầu giấy bay lượn lên cao rồi lộn xuống, qua chân các bạn nhỏ, đi vòng quanh.
Câu 3
Câu 3: Những câu thơ nào cho thấy các bạn nhỏ đá cầu rất khéo léo?
Em đọc khổ thơ 3.
Những câu thơ cho thấy các bạn nhỏ đá cầu rất khéo léo là: Quả cầu giấy xanh xanh / Qua chân tôi chân anh, Anh nhìn cho tinh mắt / Tôi đá thật dẻo chân.
Câu 4
Câu 4: Em hiểu “Chơi vui học càng vui” có nghĩa là gì?
Em suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
Em hiểu “Chơi vui học càng vui” có nghĩa là: trò chơi giúp cho học sinh thêm nhanh nhẹn, khéo léo, làm tăng cường sức khoẻ và tinh thần thêm thoải mái. Chính nhờ vậy mà khi vào học họ càng phấn khởi, hăng say làm việc, học tập hơn.
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Tìm thêm tên các trò chơi và hoạt động thể thao có thể ghép với những từ sau:
a) Chơi: chơi cờ,...
b) Đánh: đánh khăng,...
c) Đấu: đấu võ,...
d) Đua: đua thuyền,...
Em dựa vào hiểu biết của mình để hoàn thành bài tập.
a) Chơi: chơi cờ, chơi chuyền, chơi nhảy dây, chơi đuổi bắt,...
b) Đánh: đánh khăng, đánh cầu lông, đánh bóng bàn,...
c) Đấu: đấu võ, đấu kiếm,...
d) Đua: đua thuyền, đua ngựa, đua xe đạp,...
Câu 2
Câu 2: Đặt câu nói về một hoạt động vui chơi (thể thao) của em.
Mẫu: Chúng em chơi nhảy dây rất vui.
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
- Chúng em đánh cầu lông rất vui.
- Em rất thích xem đua thuyền.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK