Nội dung
Bài thơ miêu tả cảnh dòng sông quê hương mộc mạc, tươi đẹp và tình cảm của bạn nhỏ dành cho dòng sông. |
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1: Hãy đọc và giải các câu đố sau:
a) Cánh gì cánh chẳng biết bay
Chim hay sà xuống nơi đây kiếm mồi
Đổi ngàn vạn giọt mồ hôi
Bát cơm trắng dẻo, đĩa xôi thơm bùi?
(Là gì?)
b) Thân thì bé nhỏ
Bụng có ngọn đèn
Tỏa sáng về đêm
Những hôm tối mịt.
(Là con gì?)
c) Bằng cái vung
Vùng xuống ao
Đào không thấy
Lấy chẳng được.
(Là gì?)
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
a) Cánh đồng
b) Con đom đóm
c) Mặt trăng
Câu 2
Câu 2: Các câu đố trên nói về cảnh vật, con vật ở đâu? Chọn ý đúng:
a) Ở thành phố.
b) Ở nông thôn.
c) Ở ngoài biển.
Em dựa vào hiểu biết của mình để trả lời câu hỏi.
Chọn b) Ở nông thôn
Phần II
Bài đọc:
Sông quê
Gió chiều ru hiền hòa Rung bờ tre xào xạc Bầy sẻ vui nhả nhạc Rộn rã khúc sông quê.
Ngày hai buổi đi về Qua cầu tre lắt lẻo Tiếng bạn cười trong trẻo Vang vọng hai bờ sông. |
Và câu hò mênh mông Lắng tình quê tha thiết Thuyền nan nghèo dăm chiếc Lặng lờ trôi trong chiều...
Hỡi dòng sông thương yêu Trải mình theo năm tháng Cho em cùng bè bạn Soi bóng mình tuổi hoa! NGUYỄN LIÊN CHÂU |
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Những từ ngữ, hình ảnh nào cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê?
Em đọc kĩ bài thơ để hoàn thành bài tập.
Những từ ngữ, hình ảnh cho biết bài thơ tả cảnh một vùng quê là: bờ tra xào xạc, khúc sông quê, cầu tre lắt léo, thuyền nan lặng lờ trôi.
Câu 2
Câu 2: Tìm những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương?
Em đọc bài thơ để tìm những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương.
Những hình ảnh yên bình của dòng sông quê hương là:
Và câu hò mênh mông
Lắng tình quê tha thiết
Thuyền nan nghèo dăm chiếc
Lặng lờ trôi trong chiều...
Câu 3
Câu 3: Những âm thanh nào đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho dòng sông?
Em đọc kĩ bài thơ để trả lời câu hỏi.
Những âm thanh đem lại không khí vui tươi, ấm áp cho khúc sông quê là:
- Bầy sẻ vui nhả nhạc / Rộn rã khúc sông quê.
- Tiếng bạn cười trong trẻo / Vang vọng hai bờ sông.
Câu 4
Câu 4: Bài thơ thể hiện tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương như thế nào?
- Học thuộc lòng 3 khổ thơ đầu.
Em đọc khổ thơ cuối để hoàn thành bài tập.
Tình cảm của bạn nhỏ với dòng sông quê hương là: Dòng sông gắn liền với tuổi thơ, tuổi thanh xuân tươi đẹp của bản nhỏ.
Hỡi dòng sông thương yêu
Trải mình theo năm tháng
Cho em cùng bè bạn
Soi bóng mình tuổi hoa!
Phần IV
Luyện tập:
Câu 1: Tìm các từ có nghĩa giống những từ ngữ sau:
- Trong trẻo
- Tuổi hoa
Em suy nghĩ và tìm các từ có nghĩa giống với các từ trên.
- Trong trẻo: trong veo, tinh khôi, tinh khiết, trong sáng,...
- Tuổi hoa: thời niên thiếu, tuổi thanh xuân,...
Câu 2
Câu 2: Đóng vai bạn nhỏ trong bài thơ, đặt câu cảm để bày tỏ:
a) Cảm xúc của em về cảnh đẹp của dòng sông.
b) Cảm xúc của em về tiếng hò trên dòng sông.
c) Tình cảm của em với dòng sông quê hương.
Em suy nghĩ và hoàn thành bài tập.
a) Cảm xúc của em về cảnh đẹp của dòng sông:
Ôi! Phong cảnh dòng sông mới yên bình làm sao!
b) Cảm xúc của em về tiếng hò trên dòng sông:
Tiếng hò thật da diết!
c) Tình cảm của em với dòng sông quê hương:
Em yêu dòng sông quê em!
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK