Nội dung
Bài đọc giới thiệu về tên 36 phố phường của Hà Nội. |
Phần I
Chia sẻ:
Câu 1: Kể tên một đô thị ở địa phương (huyện, tỉnh, thành phố) của em.
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Hà Nội, Hải Phòng, Cần Thơ,...
Câu 2
Câu 2. Trò chơi Hái táo
Chọn những quả táo chứa từ ngữ chỉ đặc điểm nổi bật của cuộc sống đô thị:
Em suy nghĩ và lựa chọn những đặc điểm của cuộc sống đô thị.
Đông đúc, tấp nập, năng động, ồn ào, nhộn nhịp, sầm uất, náo nhiệt,...
Phần II
Bài đọc:
Phố phường Hà Nội
(Trích)
Rủ nhau chơi khắp Long Thành,
Ba mươi sáu phố rành rành chẳng sai:
Hàng Bồ, Hàng Bạc, Hàng Gai,
Hàng Buồm, Hàng Thiếc, Hàng Hài, Hàng Khay,
Mã Vĩ, Hàng Điếu, Hàng Giày,
Hàng Lờ, Hàng Cót, Hàng Mây, Hàng Đàn,
Phố Mới, Phúc Kiến, Hàng Than,
Hàng Mã, Hàng Mắm, Hàng Ngang, Hàng Đồng,
Hàng Muối, Hàng Nón, Cầu Đông,
Hàng Hòm, Hàng Đậu, Hàng Bông, Hàng Bè,
Hàng Thùng, Hàng Bát, Hàng Tre,
Hàng Vôi, Hàng Giấy, Hàng The, Hàng Gà,
Quanh đi đến phố Hang Da,
Trải xem phường phố, thật là cũng xinh...
Ca dao
Phần III
Đọc hiểu:
Câu 1: Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về điều gì?
Em dựa vào tên bài ca dao để trả lời câu hỏi.
Tên bài ca dao cho em biết bài này nói về phố phường của Hà Nội.
Câu 2
Câu 2: Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có bao nhiêu phố?
Em đọc hai câu đầu của bài ca dao.
Theo bài ca dao, Hà Nội ngày xưa có 36 phố.
Câu 3
Câu 3: Đọc các tên phố sau đây, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng gì?
Hàng Giày, Hàng Giấy, Hàng Gà, Hàng Bạc, Hàng Muối, Hàng Nón.
Em đọc các tên phố để trả lời câu hỏi.
Đọc các tên phố, em hiểu ngày xưa phố đó chuyên làm hoặc bán mặt hàng là: giày, giấy, gà, bạc, muối, nón.
Câu 4
Câu 4: Bài ca dao ghép tên các phố ở Hà Nội thành thơ. Theo em, điều đó có ý nghĩa gì? Chọn ý em thích:
a) Phố phường Hà Nội là một bài thơ đẹp.
b) Hà Nội đẹp như một bài thơ.
c) Tác giả rất yêu mến Hà Nội.
d) Một ý khác (nêu ý đó).
Em tự liên hệ bản thân và nói lên cảm xúc của mình.
b) Hà Nội đẹp như một bài thơ.
Phần IV
Câu 1: Tên các phố trong bài ca dao được viết như thế nào? Chọn ý đúng:
a) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ nhất: Hàng mã.
b) Viết hoa chữ cái đầu của tiếng thứ hai: hàng Mã.
c) Viết hoa chữ cái đầu của mỗi tiếng tạo thành tên đó: Hàng Mã.
Em đọc bài ca dao để hoàn thành bài tập.
Chọn c
Câu 2
Câu 2: Viết tên 2 thành phố ở Việt Nam mà em biết.
Em tự liên hệ bản thân để hoàn thành bài tập.
Hà Nội, Cần Thơ, Hồ Chí Minh, Đà Nẵng,...
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK