Câu 1
CHÀNG TRAI LÀNG PHÙ ỦNG
Theo sách Nghìn xưa văn hiến
Nghe và kể lại câu chuyện:
Gợi ý:
a) Chàng trai ngồi đan sọt ở đâu?
b) Quân lính phải làm gì để dẹp đường?
c) Vị vương hầu và chàng trai đã trò chuyện thế nào?
d) Câu chuyện kết thúc ra sao?
Em lắng nghe cô giáo kể chuyện và dựa vào gợi ý để kể lại câu chuyện.
Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần. Ông có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc. Thời trai trẻ của ông cũng thật đáng khâm phục. Câu chuyện kể về ông như sau:
Một buổi sáng, bên vệ đường làng Phù Ủng có một chàng trai ngồi đan sọt. Chàng mải miết với công việc và đăm chiêu suy nghĩ về việc nước nên không hề để ý tới cảnh vật xung quanh mình. Giữa lúc ấy, đoàn quân đưa kiệu Trần Hưng Đạo đi ngang qua làng. Lối hẹp, quân đông, võng xe chật đường, loa phát thanh náo nhiệt. Thế nhưng, chàng trai vẫn ngồi điềm nhiên đan sọt. Quân mở đường giận quá bèn lấy giáo đâm vào đùi chàng trai, máu chảy lai láng nhưng chàng trai vẫn không hay biết.
Kiệu Hưng Đạo Vương đến gần. Lúc ấy, chàng trai mới sực tỉnh và vội đứng dậy vái chào. Hưng Đạo Vương hỏi:
- Đùi bị đâm chảy máu thế kia ngươi không biết sao?
Chàng trai đáp:
- Tôi đang mải nghĩ mấy câu trong sách Binh thư nên không để ý, xin Đại vương xá cho.
Trần Hưng Đạo hỏi tên, chàng trai xưng là Phạm Ngũ Lão. Hỏi đến chiến thuật dùng binh, chàng trai trả lời trôi chảy. Hưng Đạo tỏ lòng mến trọng người tài, đưa theo về kinh đô. Sau đó, Phạm Ngũ Lão cầm quân đánh giặc và lập được chiến công lớn.
Câu 2
Trao đổi:
- Phạm Ngũ Lão là người như thế nào?
- Em thích nhất chi tiết nào trong câu chuyện? Vì sao?
Em dựa vào câu chuyện và trao đổi cùng các bạn.
- Phạm Ngũ Lão là một vị tướng giỏi thời nhà Trần. Ông có tinh thần yêu nước, căm thù giặc sâu sắc.
- Em tự liên hệ bản thân để lựa chọn chi tiết mà bản thân yêu thích trong câu chuyện và nói lên cảm xúc của mình.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK