Bài 1. Tính giá trị của các biểu thức sau:
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ thì ta thực hiện theo thứ tự từ trái sang phải.
- Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
- Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
a) 948 – 429 + 479 = 519 + 479
= 998
424 : 2 x 3 = 212 x 3
= 636
b) 750 – 101 x 6 = 750 – 606
= 144
100 : 2 : 5 = 50 : 5
= 10
c) 998 – (302 + 685) = 998 – 987
= 11
(421 – 19) x 2 = 402 x 2
= 804
Bài 2
a) Tính giá trị của các biểu thức sau:
b) Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở câu a.
c) Lấy ví dụ tương tự như các biểu thức ở câu a.
Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
a) (300 + 70) + 500 = 370 + 500
= 870
300 + (70 + 500) = 300 + 570
= 870
(178 + 214) + 86 = 392 + 86
= 478
178 + (214 + 86) = 178 + 300
= 478
b) Nhận xét: Giá trị của các biểu thức trong từng cột ở câu a bằng nhau.
c) Ví dụ:
(625 + 28) + 200 = 653 + 200
= 853
625 + (28 + 200) = 625 + 228
= 853
Bài 3
a) Tính giá trị của các biểu thức sau:
b) Nhận xét về giá trị của các biểu thức trong từng cột ở câu a.
c) Lấy ví dụ tương tự như các biểu thức ở câu a.
Khi tính giá trị của các biểu thức có dấu ngoặc () thì trước tiên ta thực hiện các phép tính trong ngoặc.
a) (2 x 6) x 4 = 12 x 4
= 48
2 x (6 x 4) = 2 x 24
= 48
(8 x 5) x 2 = 40 x 2
= 80
8 x (5 x 2) = 8 x 10
= 80
b) Nhận xét: Giá trị của các biểu thức trong từng cột ở câu a bằng nhau.
c) Ví dụ:
(4 x 9) x 6 = 36 x 6
= 216
4 x (9 x 6) = 4 x 54
= 216
Bài 4. Trong bình xăng của một ô tô đang có 40 $\ell $ xăng. Đi từ nhà đến bãi biển, ô tô cần dùng hết 15 $\ell $ xăng. Đi từ bãi biển về quê, ô tô cần dùng hết 5 $\ell $ xăng.
Trả lời các câu hỏi:
a) Ô tô đi từ nhà đến bãi biển rồi từ bãi biển về quê thì dùng hết bao nhiêu lít xăng?
b) Nếu đi theo lộ trình trên thì khi về đến quê trong bình xăng của ô tô còn lại bao nhiêu lít xăng?
a) Số lít xăng cần dùng khi ô tô đi từ nhà đến bãi biển rồi từ bãi biển về quê = Số lít xăng đi từ nhà đến bãi biển + Số lít xăng đi từ bãi biển về quê.
b) Số lít xăng còn lại = Số lít xăng ban đầu – Số lít xăng đã dùng
a) Ô tô đi từ nhà đến bãi biển rồi từ bãi biển về quê thì dùng hết số lít xăng là
15 + 5 = 20 (lít xăng)
b) Khi về đến quê trong bình xăng của ô tô còn lại số lít xăng là
40 – 20 = 20 (lít)
Đáp số: 20 lít
Bài 5
a) Chọn chữ đặt trước câu trả lời đúng.
Nhung hái được 60 quả dâu tây, Xuân hái được 36 quả dâu tây. Hai bạn xếp đều tất cả số dâu tây đó vào 3 hộp. Số quả dâu tây trong mỗi hộp là:
A. (60 + 36) : 3 = 32 (quả)
B. 60 + 36 : 3 = 72 (quả)
b) Người ta xếp 800 hộp sữa thành các dây, mỗi dây 4 hộp. Sau đó, xếp các dây sữa vào các thùng, mỗi thùng 5 dây sữa. Hỏi người ta xếp được bao nhiêu thùng sữa?
Đọc các thông tin của đề bài để nêu biểu thức thích hợp.
a) Nhung hái được 60 quả dâu tây, Xuân hái được 36 quả dâu tây. Hai bạn xếp đều tất cả số dâu tây đó vào 3 hộp. Số quả dâu tây trong mỗi hộp là (60 + 36) : 3 = 32 (quả)
Chọn A.
b) Người ta xếp 800 hộp sữa thành các dây, mỗi dây 4 hộp. Sau đó, xếp các dây sữa vào các thùng, mỗi thùng 5 dây sữa.
Vậy xếp được số thùng sữa là
800 : 4 : 5 = 40 (thùng)
Đáp số: 40 thùng
Bài 6. Theo em, bạn nào tính đúng.
An: 20 – 8 : 4 x 2 = 6
Nam 20 – 8 : 4 x 2 = 16
Hiền: 20 – 8 : 4 x 2 = 19
Nếu trong biểu thức chỉ có các phép tính cộng, trừ, nhân, chia thì ta thực hiện các phép tính nhân, chia trước; rồi thực hiện các phép tính cộng, trừ sau.
20 – 8 : 4 x 2 = 20 – 2 x 2
= 20 – 4
= 16
Vậy Nam đã tính đúng.
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK