Bài 1. Tính nhẩm.
Tính nhẩm kết quả phép tính dựa vào bảng nhân và bảng chia đã học.
Bài 2. Chọn thẻ tương ứng với phần đã tô màu trong mỗi hình sau:
Bước 1: Đếm số phần bằng nhau và số phần được tô màu ở mỗi hình.
Bước 2: Chọn thẻ tương ứng với phần đã tô màu trong mỗi hình.
- Hình A được chia thành 2 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu $\frac{1}{2}$hình A.
- Hình B được chia thành 6 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu $\frac{1}{6}$hình B.
- Hình C được chia thành 4 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu $\frac{1}{4}$hình C.
- Hình D được chia thành 3 phần bằng nhau. Tô màu 1 phần.
Vậy đã tô màu $\frac{1}{3}$hình D.
Bài 3. Chọn dấu (+, - , x , 🙂 thích hợp.
Em tính nhẩm rồi điền dấu thích hợp vào ô trống để được phép tính đúng.
Bài 4. Số?
- Thêm (hoặc bớt) số đã cho 3 đơn vị ta lấy số đó cộng với 3 (hoặc trừ đi 3).
- Muốn gấp một số lên 3 lần ta lấy số đó nhân với 3.
- Muốn giảm một số đi 3 lần ta lấy số đó chia cho 3.
Bài 5. Chú Nam vắt được 5 xô sữa bò, mỗi xô có 8 $\ell $ sữa. Hỏi chú Nam vắt được tất cả bao nhiêu lít sữa bò?
Số lít sữa bác Nam vắt được = Số lít sữa ở mỗi xô x Số xô bác Nam vắt được
Vắt được: 5 xô
Mỗi xô: 8 lít
Tất cả: .... lít?
Bài giải
Bác Nam vắt được tất cả số lít sữa là
8 x 5 = 40 (lít)
Đáp số: 40 lít
Bài 6. Ước lượng rồi nêu cân nặng phù hợp với mỗi trường hợp sau:
Bước 1: Em xác định cân nặng của một phần bánh và đếm số phần bằng nhau của chiếc bánh.
Bước 2: Ước lượng cân nặng của chiếc bánh.
Làm tương tự đối với câu b.
a) Chiếc bánh được chia thành 7 phần bằng nhau. Mỗi phần bánh nặng 100 g.
Vậy chiếc bánh nặng khoảng 700 g.
b) Chiếc cốc đựng 4 phần bột bằng nhau. Mỗi phần nặng 100 g.
Vậy chiếc cốc chứa khoảng 400 g bột.
Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 3 - Những áp lực học tập bắt đầu hình thành, nhưng tuổi này vẫn là tuổi ăn, tuổi chơi. Hãy cân bằng giữa việc học và giải trí để có những kỷ niệm đẹp trong tuổi thơ.
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK