Trang chủ Lớp 2 Tiếng Việt lớp 2 sách Cánh diều Bài 27 Ôn tập giữa học kì 2 Tiết 5-6 Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt 2 cánh diều. Đọc và làm bài tập Cây đa quê hương...

Tiết 5-6 Ôn tập giữa học kì 2 Tiếng Việt 2 cánh diều. Đọc và làm bài tập Cây đa quê hương...

Hướng dẫn giải bài tập Tiết 5-6 Ôn tập giữa học kì 2 môn Tiếng Việt lớp 2. Đọc bài Cây đa quê hương và trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 trang 74, 75, 76 Cánh diều

A. Đánh giá kĩ năng đọc thành tiếng, học thuộc lòng

B. Đọc và làm bài tập

CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

image

. Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.

2. Đó là cả một toà cổ kính hơn là một thân cây. Chín, mười đứa trẻ chúng tôi bắt tay nhau ôm không xuể. Cành cây lớn hơn cột đình. Ngọn chót vót giữa trời xanh. Rễ cây nổi lên mặt đất thành những hình thù quái lạ, như những con rắn hổ mang giận dữ. Trong vòm lá, gió chiều gảy lên những điệu nhạc li kì tưởng chừng như ai đang cười đang nói.

3. Chiều chiều, chúng tôi ra ngồi gốc đa hóng mát. Lúa vàng gợn sóng. Xa xa, giữa cánh đồng, đàn trâu ra về, lững thững từng bước nặng nề. Bóng sừng trâu dưới ánh chiều kéo dài, lan giữa ruộng đồng yên lặng.

Theo Nguyễn Khắc Viện

Chú thích và giải nghĩa:

- Cổ kính: cũ và có vẻ đẹp trang nghiêm

- Chót vót: (cao) vượt lên hẳn những vật xung quanh

- Lững thững: (đi) chậm, từng bước một

TRẢ LỜI CÂU HỎI CÂY ĐA QUÊ HƯƠNG

Câu 1. Câu văn nào cho biết cây đa đã sống rất lâu?

Câu văn cho biết cây đa sống rất lâu là: "Cây đa nghìn năm đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.”

Câu 2. Các bộ phận của cây đa được tả bằng những hình ảnh nào? Ghép đúng:

image

Bài giải :

Ghép đúng là:

a- 3              b- 1              c- 2            d- 4

Câu 3. Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp nào của quê hương?

Ngồi hóng mát dưới gốc đa, tác giả và bạn bè còn thấy những cảnh đẹp của quê hương như: lúa vàng gợn sóng, cánh đồng, đàn trâu.

Câu 4. Đặt câu hỏi cho bộ phận câu in đậm:

a) Lúa vàng gợn sóng.

b) Cành cây lớn hơn cột đình.

c) Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát.

Bài giải :

a) Lúa vàng gợn sóng: lúa vàng như thế nào?

b) Cành cây lớn hơn cột đình: cành cây như thế nào?

c) Đám trẻ ngồi dưới gốc đa hóng mát: đám trẻ như thế nào?

Câu 5. Đặt câu theo mẫu Ai thế nào? để:

a) Nói về cây đa trong bài đọc trên.

b) Nói về tình cảm của tác giả với quê hương.

Bài giải :

a) Nói về cây đa trong bài học trên: Cây đa đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng tôi.

b) Nói về tình cảm của tác giả với quê hương: Tôi yêu quê hương của mình biết bao nhiêu.

 

Dụng cụ học tập

Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Cánh diều

- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 2

Lớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK