Giải Bài 21 Lá phổi xanh. Đọc bài Tiếng vườn và trả lời câu hỏi đọc hiểu, luyện tập trang 21, 22, 23 SGK Tiếng Việt 2 tập 2 Cánh diều
1. Em biết cây nào trong các loài cây dưới đây:
(1) Cây bàng
(2) Cây cải bắp
(3) Cây hoa hồng
(4) Cây cam
(5) Cây ngô (cắp)
(6) cây lúa
(7) Cây thông
2. Xếp tên mỗi loài cây nói trên vào nhóm thích hợp:
a) Cây lương thực, thực phẩm. Mẫu: cây cải bắp
b) Cây ăn quả
c) Cây lấy gỗ
d) Cây lấy bóng mát
e) Cây hoa
a) Cây lương thực, thực phẩm:cây lúa, cây ngô (bắp)
b) Cây ăn quả: cây cam
c) Cây lấy gỗ: cây thông
d) Cây lấy bóng mát: cây bàng
e) Cây hoa: cây hoa hồng
1. Mùa xuân về lúc nào không rõ. Tôi nghe tiếng vườn gọi.
2. Trong vườn, cây muỗm khoe chùm hoa mới. Hoa muỗm tua tủa trổ thẳng lên trời. Hoa nhài trắng xoá bên vại nước. Những bông nhài trắng một màu trắng tinh khôi, hương thơm ngọt ngào. Khi hoa nhài nở, hoa bưởi cũng đua nhau nở rộ. Từng chùm hoa bưởi, cánh trắng chẳng kém hoa nhài, nhưng lại có những tua nhị vàng như những bông thuỷ tiên thu nhỏ.
3. Nhưng ấn tượng nhất là những tán xoan. Cả mùa đông phơi thân cành khô cong trước gió lạnh, vậy mà hơi xuân vừa chớm đến, trên những cành cây khô ấy bỗng vỡ oà ra những chùm lộc biếc.
4. Trong những tán lá cây vườn, chim vành khuyên lích chích tìm sâu trong bụi chanh. Những cánh ong mật quay tít trên chùm hoa bưởi. Đàn chào mào ríu rít trên các cành xoan, vừa ở vườn này đã bay sang vườn khác
Theo Ngô Văn Phú
Chú thích và giải nghĩa:
- Muỗm: cây cùng loại với xoài, quả giống quả xoài nhưng nhỏ hơn.
- Tua tủa: từ gợi tả dáng chĩa ra không đều của nhiều vật cứng, nhọn.
- Tinh khôi: hoàn toàn tinh khiết, thuần một tính chất nào đó, tạo cảm giác tươi đẹp.
ĐỌC HIỂU
1. Trong vườn có những cây nào nở hoa?
Trong vườn, những loài cây nở hoa: cây muỗm, hoa nhài, hoa bưởi, hoa thủy tiên, hoa xoan.
2. Có những con vật nào bay đến vườn cây?
Những con vật bay đến vườn cây: chim vành khuyên, ong mật, chào mào.
3. Theo em hiểu, những gì đã tạo nên tiếng gọi của vườn? Chọn ý đúng nhất:
a) Tiếng các loài hoa khoe sắc đẹp.
b) Tiếng hót của các loài chim và tiếng bầy ong đập cánh.
c) Cả hai ý trên.
Ý đúng nhất là:
c. Cả hai ý trên.
LUYỆN TẬP
1. Trả lời câu hỏi:
a) Khi nào hoa bưởi đua nhau nở rộ?
b) Khi nào những cành xoan nảy lộc?
Trả lời:
a. Mùa xuân hoa bưởi đua nhau nở rộ.
b. Mùa xuân những cành xoan đua nhau nảy lộc.
2. Những từ ngữ sau: bao giờ, mùa nào, mùa xuân, tháng Hai, tháng mấy, hôm qua
a. Có thể dùng để đặt câu hỏi cho khi nào?
b. Có thể dùng để trả lời cho câu hỏi Khi nào?
Trả lời:
a. Có thể dùng để đặt câu hỏi cho khi nào: bao giờ, mùa nào, tháng mấy.
b. Có thể dùng để trả lời cho câu hỏi Khi nào: mùa xuân, tháng Hai, hôm qua.
Học môn Tiếng Việt thì chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, tẩy, và sách tham khảo thêm như từ điển Tiếng Việt.
- Bộ sách Cánh Diều được lựa chọn bởi phù hợp nhiều đối tượng học sinh. Mỗi cuốn sách giáo khoa Cánh Diều đều chứa đựng rất nhiều sáng tạo, tâm huyết, mang đầy tri thức và cảm xúc của các tác giả biên soạn.
Tiếng Việt là ngôn ngữ chính thức của Việt Nam và là tiếng mẹ đẻ của khoảng 85% dân cư Việt Nam. Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng văn hóa và tinh thần của dân tộc Việt.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 2 - Năm học thứ hai, chúng ta đã quen với việc học tập và có những người bạn thân thiết. Hãy tiếp tục học tập chăm chỉ và tận hưởng niềm vui khi khám phá những điều mới mẻ!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK