Trang chủ Lớp 12 SGK Hoạt động trải nghiệm hướng nghiệp 12 - Chân trời sáng tạo Bản 1 Chủ đề 3. Phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn Nhiệm vụ 6. Thể hiện lập trường, quan điểm khi phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội trang 30, 31 Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo...

Nhiệm vụ 6. Thể hiện lập trường, quan điểm khi phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội trang 30, 31 Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo...

Thu thập các luồng thông tin, luồng ý kiến về vấn đề cần phân tích. Lời giải bài tập, câu hỏi CH 1, CH 2, CH 3, CH 4 - Nhiệm vụ 6. Thể hiện lập trường, quan điểm khi phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội trang 30, 31 SGK Hoạt động trải nghiệm 12 Chân trời sáng tạo Bản 1 - Chủ đề 3. Phát triển mối quan hệ với thầy cô và các bạn. Thảo luận cách phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội...Nếu là A, em sẽ làm gì?

Câu hỏi:

Câu hỏi 1

Thảo luận cách phân tích dư luận xã hội về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội.

Hướng dẫn giải :

- Thu thập các luồng thông tin, luồng ý kiến về vấn đề cần phân tích.

- Xác định dư luận được hình thành dựa vào nguồn tín xác thực hay nguồn tin không rõ ràng hoặc tin đồn. Từ đó, xác định mặt tích cực và mặt tiêu cực của dư luận.

- Cần công tâm, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía.

-...

Lời giải chi tiết :

- Thu thập các luồng thông tin, luồng ý kiến về vấn đề cần phân tích.

- Đọc và hiểu các ý kiến, phản ứng của người dùng trên mạng xã hội về mối quan hệ, xác định các xu hướng, ý kiến chung, và sự đa dạng trong quan điểm.

- Xác định dư luận được hình thành dựa vào nguồn tín xác thực hay nguồn tin không rõ ràng hoặc tin đồn. Từ đó, xác định mặt tích cực và mặt tiêu cực của dư luận.

- Cần công tâm, lắng nghe ý kiến từ nhiều phía.

- Đánh giá một cách khách quan, đa chiều.


Câu hỏi:

Câu hỏi 2

Thể hiện lập trường, quan điểm khi phân tích dư luận về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội trong những tình huống sau.

TÌNH HUỐNG 1: A, T, Q và một số bạn trong lớp lập một nhóm trên mạng xã hội. Gần đây, trong nhóm có những ý kiến về việc bạn Q và T thường áp đặt, sai khiến và muốn các bạn trong nhóm phải nghe theo. Nếu có bạn nào không nghe theo sẽ bị tẩy chay trên nhóm.

Nếu là A, em sẽ làm gì?

TÌNH HUỐNG 2: N và P cùng thích thể thao. N tham gia một nhóm thể thao trên mạng xã hội. Nhóm đó có các bạn đến từ nhiều trường khác nhau. N rủ P cùng tham gia để thỉnh thoảng giao lưu, nhưng P cho rằng cần quan tâm đến mối quan hệ bạn bè thực, không nên giao lưu với bạn bè "ảo”.

Em có đồng tình với quan điểm của P không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

Cách thể hiện lập trường, quan điểm:

- Tìm kiếm các thông tin, xác định giá trị cốt lõi của vấn đề, phân tích chi tiết, từ đó đưa ra nhận định đúng đắn về vấn đề đó.

- Tự tin vào bản thân và không bị tác động trước những lời nhận xét trái chiều của người khác.

- Sử dụng những lập luận chính xác, đúng sự thật, hợp lý dựa trên những chứng cứ rõ ràng, khoa học.

- Bày tỏ quan điểm đúng nơi, đúng lúc, đúng thời điểm.

- Lắng nghe và tôn trọng quan điểm của người nghe, đồng thời đưa ra các lập luận để phản biện hay giải thích cho các ý kiến đó.

- Đưa ra những lập luận phù hợp và thuyết phục đề người nghe có thể đồng ý với quan điểm của mình.

- ...

Lời giải chi tiết :

Tình huống 1:

Nếu là A, em sẽ tìm hiểu tính xác thực của thông tin xem hai bạn Q và T có thường áp đặt, sai khiến và muốn các bạn trong nhóm phải nghe theo hay không? Em sẽ đề xuất mọi người cùng chia sẻ ý kiến và lắng nghe nhau một cách trung thực và tôn trọng. Em sẽ nhấn mạnh mỗi người có một quan điểm riêng và nên tôn trọng quyền lợi cá nhân trong mối quan hệ nhóm.

Tình huống 2:

Em đồng tình với quan điểm của P. Bạn bè "ảo” trên mạng xã hội có thể mang lại một số lợi ích như giao lưu, chia sẻ kiến thức và kinh nghiệm. Tuy nhiên, mối quan hệ bạn bè thực tại cũng cần được chăm sóc và quan tâm. Giao lưu trực tiếp với bạn bè thực tại giúp tăng cường sự gắn kết và hiểu biết về nhau hơn, đồng thời giúp xây dựng mối quan hệ bền vững hơn trong cuộc sống hàng ngày.


Câu hỏi:

Câu hỏi 3

Tranh biện để thể hiện lập trường, quan điểm về mở rộng mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội.

Hướng dẫn giải :

- Nội dung tranh biện:

+ Mở rộng quan hệ bạn bè trên mạng xã hội là cần thiết trong thời đại 4.0.

+ Bạn bè trên mạng xã hội là ảo.

+...

- Hình thức tranh biện: Tranh biện theo cặp/ nhóm hoặc cá nhân,...

Lời giải chi tiết :

- Nội dung tranh biện:

+ Mở rộng quan hệ bạn bè trên mạng xã hội là cần thiết trong thời đại 4.0.

+ Bạn bè trên mạng xã hội là ảo.

+ Kết bạn trên mạng xã hội sẽ làm sao nhãng học tập.

- Hình thức tranh biện: Tranh biện theo cặp/ nhóm hoặc cá nhân,...


Câu hỏi:

Câu hỏi 4

Chia sẻ suy nghĩ của em về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội.

Hướng dẫn giải :

HS liên hệ bản thân để thực hiện bài tập. HS chia sẻ suy nghĩ của mình về mối quan hệ với các bạn trên mạng xã hội.

Lời giải chi tiết :

Em thấy rằng việc xây dựng các mối quan hệ trên mạng xã hội sẽ giúp ta kết nối với nhiều bạn bè trên khắp thế giới. Tuy nhiên, chúng ta cần phải cẩn trọng và kiểm soát thời gian trên mạng để tránh ảnh hưởng đến cuộc sống thực. Và đặc biệt ta cần xây dựng mối quan hệ trên mạng xã hội một cách tích cực và có ý thức.

Dụng cụ học tập

Môn này chúng ta cần vở ghi chép, bút mực, và có thể là các dụng cụ tham gia các hoạt động trải nghiệm như găng tay, mũ bảo hiểm,...

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hoạt động trải nghiệm và Hoạt động trải nghiệm, hướng nghiệp là hoạt động giáo dục do nhà giáo dục định hướng, thiết kế và hướng dẫn thực hiện, tạo cơ hội cho học sinh tiếp cận thực tế, thể nghiệm các cảm xúc tích cực, khai thác những kinh nghiệm đã có và huy động tổng hợp kiến thức, kĩ năng của các môn học để thực hiện những nhiệm vụ được giao

Nguồn : Thư viện pháp luật

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK