Quan sát Hình 15.2, trình bày hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 - 1920. Nêu ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước?
- Đọc kỹ phần 1. Hành trình tìm đường cứu nước ( SGK trang 97)
- Chỉ ra hành trình tìm đường cứu nước của Nguyễn Ái Quốc giai đoạn 1911 - 1920. Ý nghĩa của việc Nguyễn Ái Quốc tìm ra con đường cứu nước.
- Năm 1911, từ Sài Gòn (Việt Nam), Nguyễn Tất Thành (Văn Ba) làm phụ bếp trên con tàu La-tu-sơ Tơ-rê-vin, bắt đầu hành trình tìm đường cứu nước.
- Trên hành trình đó, Nguyễn Tất Thành đi qua các châu lục, nhiều quốc gia; vừa lao động, vừa tìm hiểu, học hỏi, Người thấy rõ: "Ở đâu chủ nghĩa thực dân đế quốc cũng tàn bạo, ở đâu những người lao động cũng bị áp bức cùng cực”.
- Cuối năm 1917, Nguyễn Tất Thành từ nước Anh trở lại Pháp, tham gia Hội những người Việt Nam yêu nước tại Pháp.
- Năm 1919, thay mặt những người Việt Nam yêu nước tại Pháp, Nguyễn Tất Thành lấy tên là Nguyễn Ái Quốc, gửi bản Yêu sách của nhân dân An Nam đến Hội nghị Véc-xai đòi quyền lợi cho người dân An Nam.
- Giữa năm 1920, Nguyễn Ái Quốc đọc Sơ thảo lần thứ nhất những luận cương về vấn đề dân tộc và vấn đề thuộc địa của Lê-nin (in trên báo Nhân đạo của Đảng Xã hội Pháp), tìm thấy con đường cứu nước giải phóng dân tộc - con đường cách mạng vô sản.
- Nguyễn Ái Quốc hướng con đường cứu nước theo Cách mạng tháng Mười Nga - giải phóng dân tộc gắn liền với giải phóng giai cấp, độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội, thực hiện độc lập dân tộc, tiến lên chủ nghĩa xã hội để "dân chúng được hưởng cái hạnh phúc tự do, bình đẳng thật”.
- Nguyễn Ái Quốc khẳng định: "Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”.
- Tại Đại hội lần thứ XVIII (tháng 12- 1920) của Đảng Xã hội Pháp ở Tua, Nguyễn Ái Quốc bỏ phiếu tán thành Quốc tế Cộng sản, trở thành người cộng sản Việt Nam đầu tiên và là một trong những người tham gia sáng lập Đảng Cộng sản Pháp.
- Với việc tìm ra con đường cứu nước, Nguyễn Ái Quốc đã góp phần trực tiếp vào việc giải quyết cuộc khủng hoảng đường lối trong phong trào giải phóng dân tộc ở Việt Nam cuối thế kỉ XIX đầu thế kỉ XX.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK