Nhà máy thủy điện Hòa Bình (Hình 13.1) là một trong số các nhà máy thủy điện nổi tiếng ở Việt Nam, với tổng sản lượng điện sản xuất kể từ khi được đưa vào vận hành đến tháng 9/2023 là 270 tỉ kW.h (Nguồn: EVN). Dòng điện được tạo ra và truyền đi từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ là dòng điện xoay chiều. Vậy dòng điện xoay chiều có những đặc điểm gì?
Dòng điện được tạo ra và truyền đi từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ là dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian.
Dựa vào định luật Faraday, để xuất một số phương pháp tạo ra suất điện động cảm ứng trong khung dây dẫn kín.
Dựa vào định luật Faraday
Phương pháp tạo ra suất điện động cảm ứng trong khung dây dẫn kín: đặt khung dây trong một từ trường (có thể được tạo ra bởi nam châm, nam châm điện, ống dây có dòng điện chạy qua,...)
Hình 13.3 là mô hình máy phát điện xoay chiều đơn giản, bao gồm khung dây (1) được đặt trong từ trường của nam châm (2), khung dây được nối với hai vành khuyên (3) và hai thanh quét (4) để đưa dòng điện ra ngoài. Hãy trình bày nguyên tắc tạo suất điện động xoay chiều bởi máy này.
Hình 13.3 là mô hình máy phát điện xoay chiều đơn giản, bao gồm khung dây (1) được đặt trong từ trường của nam châm (2), khung dây được nối với hai vành khuyên (3) và hai thanh quét (4) để đưa dòng điện ra ngoài
Khung dây (1) được đặt giữa hai cực của nam châm (2), do đó, khung dây được đặt trong từ trường’
Khi trục của khung dây quay, từ thông qua khung dây biến thiên, do đó trong khung dây xuất hiện dòng điện cảm ứng và suất điện động cảm ứng
Có thể dùng thanh nam châm thẳng để tạo ra dòng điện xoay chiều trong khung dây kín không? Vì sao?
Vận dụng lí thuyết dòng điện xoay chiều
Dòng điện xoay chiều là dòng điện có cường độ biến thiên điều hòa theo thời gian. Mà từ trường của nam châm thẳng không phải từ trường đều, độ lớn cảm ứng từ ở các điểm khác nhau là khác nhau. Do đó, không thể dùng thanh nam châm thẳng để tạo ra dòng điện xoay chiều.
Từ các dụng cụ: 1 khung dây hình chữ nhật có thể quay đều quanh một trục cố định (trục đối xứng của khung và nằm trong mặt phẳng khung), 2 vật dẫn, 1 nam châm chữ U tạo ra một từ trường đều đủ rộng, 1 cặp dây dẫn. Em hãy thiết kế phương án thí nghiệm để tạo ra dòng điện xoay chiều.
Từ các dụng cụ đã cho
1. Lắp đặt:
- Đặt nam châm chữ U lên mặt phẳng ngang sao cho từ trường đều hướng lên trên.
- Đặt khung dây hình chữ nhật nằm ngang, trục quay của khung dây trùng với trục của nam châm chữ U.
- Nối hai đầu của khung dây với hai đầu của cặp dây dẫn.
- Nối hai đầu còn lại của cặp dây dẫn với hai vật dẫn.
2. Thực hiện:
- Quay khung dây hình chữ nhật đều quanh trục của nó.
- Quan sát sự xuất hiện của dòng điện trong mạch.
Quan sát Hình 13.4, hãy xác định độ lệch pha của i(t) và u(t).
Quan sát Hình 13.4
Xét đồ thị a: t = 0 → u = 0, đồ thị đi lên → \({\varphi _u} = - \frac{\pi }{2}\)
Xét đồ thị b: t = 0 → i = Io, đồ thị đi xuống → \({\varphi _i} = 0\)
→ \({\varphi _u} = {\varphi _i} - \frac{\pi }{2}\)
Nêu ví dụ thực tế chứng tỏ dòng điện xoay chiều cũng có tác dụng nhiệt.
Vận dụng kiến thức thực tế của bản thân
Ví dụ: Dây dẫn có dòng điện chạy qua bị nóng lên, bàn ủi,...
Đồng hồ đo điện đa năng hiện số là thiết bị có thể được sử dụng để đo cường độ dòng điện và điện áp của dòng điện xoay chiều. Số hiển thị trên màn hình khi tiến hành đo thể hiện giá trị nào của dòng điện?
Đồng hồ đo điện đa năng hiện số là thiết bị có thể được sử dụng để đo cường độ dòng điện và điện áp của dòng điện xoay chiều
Số hiển thị trên màn hình khi tiến hành đo thể hiện giá trị của cường độ dòng điện hiệu dụng.
Xét dòng điện xoay chiều đi qua đoạn mạch chỉ chứa điện trở R. Đồ thị điện áp - thời gian và cường độ dòng điện - thời gian được mô tả trong Hình 13.5.
a) Hãy xác định giá trị cực đại, giá trị hiệu dụng, chu kì và tần số của cường độ dòng điện và điện áp.
b) Nhận xét về pha dao động của cường độ dòng điện và điện áp.
Vận dụng phương pháp đồ thị
a) * Điện áp:
Uo = 200 (V), \(U = \frac{{{U_0}}}{{\sqrt 2 }} = \frac{{200}}{{\sqrt 2 }}V\); T = 0,02 s; \(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{0,02}} = 50Hz\)
* Cường độ dòng điện:
\({I_0} = \sqrt 2 A\), \(I = \frac{{{I_0}}}{{\sqrt 2 }} = 1A\); T = 0,02 (s); \(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{0,02}} = 50Hz\)
b) Xét đồ thị a: t = 0 → u = 0, đồ thị đi lên → \({\varphi _u} = \frac{\pi }{2}\)
Xét đồ thị b: t = 0 → i = 0, đồ thị đi xuống → \({\varphi _i} = \frac{\pi }{2}\)
→\({\varphi _u} = {\varphi _i}\)→ u và i dao động cùng pha.
Em hãy sắp xếp đúng thứ tự các bước bên dưới để đo giá trị cường độ dòng điện hiệu dụng chạy qua bóng đèn dây tóc bằng cách sử dụng đồng hồ đo điện đa năng hiện số.
- Mắc nối tiếp đồng hồ với đoạn mạch (có bóng đèn dây tóc và khóa K mở) cần đo cường độ dòng điện.
- Đóng khóa K.
- Chọn thang đo thích hợp.
- Khi các chữ số hiển thị trên màn hình đã ổn định, đọc trị số của cường độ dòng điện.
- Ngắt khóa K và tháo mạch điện.
- Kết thúc thao tác đo, nhấn nút ON/OFF để tắt đồng hồ.
- Tìm hiểu các quy tắc an toàn điện.
- Nhấn nút ON/OFF để bật đồng hồ
Vận dụng kiến thức về thực hành thí nghiệm
Bước 1: Tìm hiểu các quy tắc an toàn điện.
Bước 2: Chọn thang đo thích hợp.
Bước 3: Mắc nối tiếp đồng hồ với đoạn mạch (có bóng đèn dây tóc và khóa K mở) cần đo cường độ dòng điện.
Bước 4: Nhấn nút ON/OFF để bật đồng hồ.
Bước 5: Đóng khóa K.
Bươc 6: Khi các chữ số hiển thị trên màn hình đã ổn định, đọc trị số của cường độ dòng điện.
Bước 7: Kết thúc thao tác đo, nhấn nút ON/OFF để tắt đồng hồ.
Bước 8: Ngắt khóa K và tháo mạch điện.
Theo em, để giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải điện từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ, cần tối thiểu bao nhiêu máy biến áp?
Giảm hao phí điện năng trong quá trình truyền tải điện từ nhà máy điện đến nơi tiêu thụ
Cần tối thiểu 2 máy biến áp: 1 máy tăng thế ở đầu đường dây tải điện và 1 máy hạ thế ở nơi tiêu thụ.
Liệt kê một số đồ dùng sinh hoạt trong gia đình có sự chuyển hóa điện năng chủ yếu thành nhiệt năng hoặc cơ năng.
Vận dụng kiến thức thực tế
- Vật dụng có sự chuyển hóa điện năng thành nhiệt năng: bàn là, nồi cơm điện, bếp điện,...
- Vật dụng có sự chuyển hóa điện năng thành cơ năng: quạt điện, máy bơm nước,...
Quan sát Hình 13.8 và liệt kê những điều nên và không nên làm để đảm bảo an toàn khi sử dụng điện trong gia đình.
Quan sát Hình 13.8
Hình a: Không chạm vào dụng cụ sử dụng điện khi tay ướt
Hình b: Nên rút thiết bị điện khi không sử dụng
Hình c: Kiểm tra hệ thống mạng điện và bảo trì thiết bị điện định kì
Hình d: Không để dây điện lên vậy dễ cháy như bếp gas
Hình e: Tránh sử dụng thiết bị điện khi đang sạc
Hình f: Không nên cho nước vào bàn là đang cắm điện
Hãy nêu một số quy tắc an toàn điện trong phòng thí nghiệm.
Vận dụng kiến thức thực tế
- Trách tiếp túc với các mạch điện bằng tay hoặc vật liệu ướt;
- Không sử dụng hoặc cất giữ các dung môi dễ cháy gần thiết bị điện;
- Chỉ sử dụng các dụng cụ và thiết bị có tay cầm không dẫn điện khi làm việc với các thiết bị điện;
- Tắt nguồn của bất kỳ thiết bị nào trước khi kiểm tra. Khi tắt các công tắc an toàn, hãy đeo găng tay cách điện và quay mặt khỏi hộp trước khi kéo tay cầm xuống;
Tìm hiểu và trình bày một số quy tắc an toàn điện trong sản xuất và kinh doanh.
Vận dụng kiến thức thực tế
- Chỉ những người có chuyên môn về điện và đã qua huấn luyện an toàn điện mới được bảo dưỡng, sửa chữa, cải tạo, lắp đặt thiết bị điện;
- Không tự tiện ấn nút hoặc đóng ngắt cầu dao, áptomat ngoài chức trách của mình (nhất là đối với các máy bơm, máy nén, quạt gió…);
- Phải ngắt thiết bị ra khỏi nguồn điện và nối đất thiết bị trước khi bảo dưỡng, sửa chữa;
- Khi bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị điện ít nhất phải có 2 người tham gia, thực hiện các bước cô lập điện, treo biển cảnh báo cấm đóng điện tại cầu dao nguồn trong suốt quá trình làm việc, đặt các thiết bị/ dụng cụ điện trên mặt bằng khô ráo, sử dụng “qui trình làm việc” và tuân theo “giấy phép làm việc điện”, sau khi kết thúc công việc phải nghiệm thu, trả giấy phép và thông báo để người vận hành đưa thiết bị vào hoạt động;
Trong các biểu thức dưới đây (trong đó t được đo bằng s), biểu thức nào biểu diễn đúng cường độ dòng điện xoay chiều có chu kì 0,02 s và giá trị hiệu dụng là \(\sqrt 2 \)A?
A. \(i = \sqrt 2 \cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)A\)
B. \(i = \sqrt 2 \cos \left( {50\pi t} \right)A\)
C. \(i = 2\cos \left( {100\pi t + \frac{\pi }{2}} \right)A\)
D. \(i = 2\cos \left( {50\pi t} \right)A\)
Vận dụng phương trình cường độ dòng điện tức thời
\(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{{0,02}} = 50Hz \Rightarrow \omega = 50\pi (rad/s)\)
\({I_0} = I\sqrt 2 = \sqrt 2 .\sqrt 2 = 2A\)
\(i = 2\cos \left( {50\pi t} \right)A\)
Đáp án D
Dựa vào Hình 13P.1, hãy cho biết đường nào là đường biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào thời gian của dòng điện không đổi và dòng điện xoay chiều. Giải thích.
Dựa vào Hình 13P.1
Với dòng điện xoay chiều, cường độ dòng điện biến thiên điều hòa theo thời gian → Đồ thị hình sin (đường màu đỏ) thể hiện sự phụ thuộc của I vào t;
Với dòng điện không đổi, cường độ dòng điện không đổi theo thời gian → Đồ thị đường thẳng nằm ngang (đường màu đỏ) thể hiện sự phụ thuộc của I vào t.
Xét một mạch tạo sóng với đầu ra được nối với một dao động kí điện tử dùng để hiển thị mối liên hệ giữa cường độ của tín hiệu điện áp theo thời gian. Dựa vào hình ảnh quan sát được trên màn hình của dao động kí điện tử trong Hình 13P.2, hãy xác định tần số của dòng điện xoay chiều được tạo ra bởi mạch tạo sóng âm tần nói trên. Biết mỗi ô trên trục hoành ứng với khoảng thời gian 0,5 ms.
Vận dụng cách đọc đồ thị
Chu kì của dòng điện là: T = 4 ô = 0,5.4 = 2 (ms);
Tần số của dòng điện là: \(f = \frac{1}{T} = \frac{1}{2} = 0,5Hz\)
Cường độ dòng điện xoay chiều qua một đoạn mạch có biểu thức i = 3cosωt (A), trong đó t được đo bằng s. Biết rằng trong thời gian 0,1 s thì dòng điện tăng từ giá trị 0 A đến 3 A. Hãy tính tần số góc của dòng điện xoay chiều qua đoạn mạch.
Vận dụng công thức tính tần số góc
Trong thời gian 0,1 s thì dòng điện tăng từ giá trị 0 A đến 3 A
=> \(\frac{T}{4} = 0,1s \Rightarrow T = 0,4s \Rightarrow \omega = \frac{{2\pi }}{T} = 5\pi (rad/s)\)
Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK