Trang chủ Lớp 12 SGK Sinh 12 - Chân trời sáng tạo Chương 6. Môi trường và quần thể sinh vật Bài 20. Môi trường và các nhân tố sinh thái trang 128, 129, 130 Sinh 12 Chân trời sáng tạo: Cây vải (Litchi chinensis) là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở các quốc gia vùng...

Bài 20. Môi trường và các nhân tố sinh thái trang 128, 129, 130 Sinh 12 Chân trời sáng tạo: Cây vải (Litchi chinensis) là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở các quốc gia vùng...

Gợi ý giải Câu hỏi trang 128: MĐ; Câu hỏi trang 129: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 130: CH; Câu hỏi trang 131: CH, LT; Câu hỏi trang 132: CH, VD; Câu hỏi trang 133: CH 1, CH 2; Câu hỏi trang 134: VD bài 20. Môi trường và các nhân tố sinh thái trang 128, 129, 130 Sinh 12 Chân trời sáng tạo. Cây vải (Litchi chinensis) là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 128 Mở đầu

Cây vải (Litchi chinensis) là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam. Tuy nhiên, những vùng có nhiệt độ dưới 2°C hoặc trên 29°C là không thích hợp để trồng loại cây này. Điều này được giải thích như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Cây vải (Litchi chinensis) là một loại cây ăn trái được trồng phổ biến ở các quốc gia vùng nhiệt đới, trong đó có Việt Nam.

Lời giải chi tiết :

Điều này được giải thích: Điều kiện về nhiệt độ có thể là nhân tố sinh thái ảnh hưởng đến sự phát triển của cây vải.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 129 Câu hỏi 1

Quan sát Hình 20.1, hãy xác định các chú thích a, b, c, d tương ứng với loại môi trường sống nào. Cho ví dụ một số loài sinh vật sống ở mỗi loại môi trường đó.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 20.1

Lời giải chi tiết :

a) Môi trường trên cạn: hươu, thỏ,...

b) Môi trường trong đất: giun đất,...

c) Môi trường dưới nước: cá, cây thủy sinh, cua,...

d) Môi trường sinh vật (cây): chim, châu chấu,...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 129 Câu hỏi 2

Tại sao con người là nhân tố có ảnh hưởng mạnh đến sự phát triển của nhiều loài sinh vật?

Hướng dẫn giải :

Tác động của con người.

Lời giải chi tiết :

Vì con người có khả năng tác động và gây biến đổi mạnh mẽ tới môi trường tự nhiên, gián tiếp ảnh hưởng đến môi trường sống của sinh vật; hoặc con người có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sinh vật (ví dụ: săn bắn bừa bãi,...)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 130 Câu hỏi

Quan sát Hình 20.3, hãy cho biết ý nghĩa của sự phân bố của các loài thực vật và động vật.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 20.3

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa của sự phân bố của các loài thực vật và động vật: sự phân bố của thực vật phù hợp với điều kiện sống của chúng để tối ưu khả năng nhận được lợi ích từ môi trường mang lại (ví dụ: ánh sáng), ngoài ra còn ảnh hưởng đến sự phân bố của động vật do có mối liên hệ về thức ăn và nơi ở.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 131 Câu hỏi

Quan sát Hình 20.4 và 20.5, hãy cho biết sự khác nhau về hình thái cơ thể ở các loài sinh vật có ý nghĩa như thế nào trong việc thích nghi với các điều kiện môi trường khác nhau.

Hướng dẫn giải :

Quan sát hình 20.4 và 20.5

Lời giải chi tiết :

Ý nghĩa: sự khác nhau về hình thái cơ thể ở các loài sinh vật giúp chúng thích nghi và sống sót tốt hơn trong điều kiện môi trường không thuận lợi.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 131 Luyện tập

Tại sao một số loại bệnh dịch (như sốt rét, sốt xuất huyết, tả) chỉ xảy ra ở những vùng nhất định?

Hướng dẫn giải :

Mỗi sinh vật có một ổ sinh thái riêng.

Lời giải chi tiết :

Một số loại bệnh dịch (như sốt rét, sốt xuất huyết, tả) chỉ xảy ra ở những vùng nhất định vì ở những vùng đó có điều kiện thuận lợi cho sinh vật trung gian truyền bệnh phát triển mạnh, dễ dàng lây lan cho vật chủ.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 132 Câu hỏi

Quan sát Hình 20.6, hãy trình bày tác động của quy luật giới hạn sinh thái lên đời sống của cây lúa.

Hướng dẫn giải :

Quan sát Hình 20.6.

Lời giải chi tiết :

Tác động của quy luật giới hạn sinh thái lên đời sống của cây lúa: Trong khoảng thuận lợi, cây lúa sinh trưởng và phát triển mạnh, đến khoảng chống chịu, cây lúa phát triển chậm dần và ngoài giới hạn sinh thái, cây lúa không thể phát triển được và chết.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 132 Vận dụng

Tại sao khi mắc bệnh, giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cơ thể chúng ta sẽ kém hơn so với bình thường?

Hướng dẫn giải :

Khi mắc bệnh, hệ miễn dịch suy giảm.

Lời giải chi tiết :

Vì khi mắc bệnh, hệ miễn dịch suy giảm, sức đề kháng yếu khiến giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cơ thể kém hơn so với bình thường.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 133 Câu hỏi 1

Tại sao khi trồng cây trong môi trường có ánh sáng và nhiệt độ thích hợp nhưng độ ẩm của đất thấp thì cây sinh trưởng và phát triển kém?

Hướng dẫn giải :

Sự thiếu hụt về độ ẩm đã nằm ngoài khoảng thuận lợi để cây có thể phát triển bình thường nên cây sinh trưởng và phát triển kém.

Lời giải chi tiết :

Vì sinh vật chịu sự tác động đồng thời của các nhân tố sinh thái và phản ứng đồng thời với tổ hợp tác động của các nhân tố đó. Sự thiếu hụt về độ ẩm đã nằm ngoài khoảng thuận lợi để cây có thể phát triển bình thường nên cây sinh trưởng và phát triển kém.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 133 Câu hỏi 2

Sự xuất hiện trên mặt nước vào ban ngày và lặn xuống nước vào ban đêm ở các loài thuộc chi trùng roi xanh (Euglena) có phải là nhịp sinh học không? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Lý thuyết nhịp sinh học.

Lời giải chi tiết :

Sự xuất hiện trên mặt nước vào ban ngày và lặn xuống nước vào ban đêm ở các loài thuộc chi trùng roi xanh (Euglena) có là nhịp sinh học vì đó là những biến đổi của trùng roi xanh được điều khiển bởi yếu tố môi trường bên ngoài là chu kì ngày đêm.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 134 Vận dụng

Hãy theo dõi nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm của bản thân em trong ba ngày và ghi nhận kết quả theo mẫu bảng bên dưới. Từ đó, em hãy đề xuất một số biện pháp nhằm duy trì (hoặc điều chỉnh) nhịp sinh học để bảo vệ sức khoẻ của bản thân.

Hướng dẫn giải :

Hãy theo dõi nhịp sinh học theo chu kì ngày đêm của bản thân em

Lời giải chi tiết :

STT

Nội dung theo dõi

Ngày 1

Ngày 2

Ngày 3

Nhận xét

7 giờ

22 giờ

7 giờ

22 giờ

7 giờ

22 giờ

1

Thân nhiệt (oC)

36,7

37,2

36,6

37,3

36,9

37,2

Ổn định

2

Nhịp tim (nhịp/phút)

70

73

72

75

76

74

Ổn định

3

Nhịp thở (nhịp/phút)

17

18

18

17

19

18

Ổn định

(Bảng số liệu mang tính chất gợi ý, học sinh nên sử dụng số liệu thực tế thu được)

Biện pháp nhằm duy trì (hoặc điều chỉnh) nhịp sinh học để bảo vệ sức khoẻ của bản thân:

- Hạn chế sử dụng máy tính, điện thoại trước khi ngủ.

- Sắp xếp lại không gian phòng ngủ.

- Xây dựng chế độ dinh dưỡng và hợp lý và tập thể dục đều đặn.

- Đi ngủ đúng giờ.

Dụng cụ học tập

Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK