Trang chủ Lớp 12 SGK Hóa 12 - Chân trời sáng tạo Chương 8. Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất Bài 20. Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 115, 116, 117 Hóa 12 Chân trời sáng tạo: Trong dung dịch, hầu hết các ion kim...

Bài 20. Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 115, 116, 117 Hóa 12 Chân trời sáng tạo: Trong dung dịch, hầu hết các ion kim...

Nêu thành phần, loại liên kết, tính chất và ứng dụng của phức chất. Vận dụng kiến thức giải Câu hỏi trang 115: MĐ; Câu hỏi trang 116: TL1, TL2, LT; Câu hỏi trang 117: TL1, TL2, TL3; Câu hỏi trang 118: TL1, TL2; Câu hỏi trang 119: VD, BT1, BT2, BT3, Lý thuyết - Bài 20. Sơ lược về phức chất và sự hình thành phức chất của ion kim loại chuyển tiếp trong dung dịch trang 115, 116, 117 Hóa 12 Chân trời sáng tạo - Chương 8. Sơ lược về dãy kim loại chuyển tiếp thứ nhất và phức chất. Trong dung dịch, hầu hết các ion kim loại chuyển tiếp đều có màu...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 115 Mở đầu (MĐ)

Trong dung dịch, hầu hết các ion kim loại chuyển tiếp đều có màu. Các ion kim loại chuyển tiếp tồn tại trong nước dưới dạng phức chất aqua. Phức chất gồm những thành phần gì? Trong phức chất tồn tại loại liên kết nào? Phức chất có những tính chất và ứng dụng gì?

Hướng dẫn giải :

Nêu thành phần, loại liên kết, tính chất và ứng dụng của phức chất.

Lời giải chi tiết :

- Trong thành phần của phức chất có nguyên tử trung tâm và phối tử.

- Liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm là liên kết cho – nhận.

- Tính chất của phức chất: phản ứng thế phối tử của phức chất trong dung dịch.

- Ứng dụng: Phức chất có nhiều ứng dụng trong các lĩnh vực khác nhau như y học, dược học, hoá học,...


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 116 Tranh luận (TL) 1

Hãy cho biết thành phần của phức chất được thể hiện trong Hình 20.1.

Hướng dẫn giải :

image

Lời giải chi tiết :

Thành phần của phức chất có nguyên tử trung tâm và phối tử.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 116 Tranh luận (TL) 2

Quan sát Hình 20.2, cho biết dạng hình học của mỗi ion phức chất.

Hướng dẫn giải :

image

Lời giải chi tiết :

Các dạng hình học của phức chất là tứ diện, vuông phẳng và bát diện.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 116 Luyện tập (LT)

Hãy cho biết nguyên tử trung tâm và phối tử trong các ion phức ở Hình 20.2.

Hướng dẫn giải :

image

Lời giải chi tiết :

Nguyên tử trung tâm

Phối tử

Hình 20.2a

Zn2+

NH3

Hình 20.2b

Pt2+

NH3

Hình 20.2c

Co3+

NH3


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 117 Tranh luận (TL) 1

Quan sát Hình 20.3, hãy cho biết màu sắc của dung dịch CuSO4. Màu sắc đó là của phức chất aqua nào?

Hướng dẫn giải :

Chất điện li khi tan vào nước sẽ phân li thành các ion. Các ion không tồn tại độc lập, chúng ở dạng các tiểu phân được bao quanh bởi các phân tử nước. Trong dung dịch, cation kim loại tồn tại dưới dạng phức chất aqua, các phân tử nước là phối tử.

Hầu hết phức chất aqua của ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có màu. chúng thường có dạng [M(H2O)6]n+.

Lời giải chi tiết :

Dung dịch CuSO4 có màu xanh lam. Đây là màu sắc của [Cu(H2O)6]2+.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 117 Tranh luận (TL) 2

Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra khi hoà tan kết tủa Cu(OH)2 bằng dung dịch ammonia.

Hướng dẫn giải :

Khi cho đến dư dung dịch ammonia vào kết tủa Cu(OH)2, kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam chứa ion phức [Cu(NH3)4(H2O)­2]2+, thường viết là [Cu(NH3)4]2+.

Lời giải chi tiết :

\({\rm{Cu}}{\left( {{\rm{OH}}} \right)_{\rm{2}}} + {\rm{ }}4{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}} \to \left[ {{\rm{Cu}}{{\left( {{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}} \right)}_{\rm{4}}}} \right]{({\rm{OH)}}_{\rm{2}}}\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 117 Tranh luận (TL) 3

Nêu các hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 1. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm và giải thích.

Hướng dẫn giải :

Chẳng hạn khi hoà tan CuSO4 vào nước tạo thành phức chất aqua [Cu(H2O)6]2+. Có màu xanh. Khi nhỏ thêm vài giọt dung dịch kiềm sẽ tạo thành kết tủa xanh nhạt Cu(OH)2. Khi cho đến dư dung dịch ammonia vào kết tủa Cu(OH)2, kết tủa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam chứa ion phức [Cu(NH3)4(H2O)­2]2+, thường viết là [Cu(NH3)4]2+.

Lời giải chi tiết :

- Hiện tượng: Ban đầu xuất hiện kết tủa xanh, sau đó kết tủa xanh tan thành dung dịch xanh lam.

- Giải thích:

+ Ban đầu, khi nhỏ dung dịch NH3 vào dung dịch CuSO4 thì xuất hiện kết tủa xanh Cu(OH)2.

\({{\mathop{\rm CuSO}\nolimits} _4} + 2{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \downarrow + {\rm{ (N}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\)

+ Tiếp tục nhỏ dung dịch NH3 đến dư, kết tủa xanh Cu(OH)2 tan trong dung dịch NH3 tạp phức chất màu xanh lam \(\left[ {{\rm{Cu}}{{\left( {{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}} \right)}_{\rm{4}}}} \right]{({\rm{OH)}}_{\rm{2}}}\).

\({\rm{Cu}}{\left( {{\rm{OH}}} \right)_{\rm{2}}} + {\rm{ }}4{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}} \to \left[ {{\rm{Cu}}{{\left( {{\rm{N}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}} \right)}_{\rm{4}}}} \right]{({\rm{OH)}}_{\rm{2}}}\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 118 Tranh luận (TL) 1

Nêu các hiện tượng quan sát được ở Thí nghiệm 2. Viết phương trình hoá học của phản ứng xảy ra trong thí nghiệm.

Hướng dẫn giải :

Trong dung dịch CuSO4 ở dạng phức chất aqua [Cu(H2O)6]2+ màu xanh, khi nhỏ thêm dung dịch HCl thì xảy ra phản ứng thế phối tử của phức chất trong dung dịch.

Lời giải chi tiết :

- Hiện tượng: Dung dịch màu xanh đổi màu thành dung dịch màu vàng.

- Phương trình hóa học: \({\left[ {{\rm{Cu}}{{\left( {{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}} \right)}_{\rm{6}}}} \right]^{{\rm{2 + }}}} + {\rm{4C}}{{\rm{l}}^ - } \to {\left[ {{\rm{CuC}}{{\rm{l}}_{\rm{4}}}} \right]^{{\rm{2 - }}}} + 6{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 118 Tranh luận (TL) 2

Em hãy vẽ sơ đó tư duy mô tả một số ứng dụng của phức chất.

Hướng dẫn giải :

Em hãy vẽ sơ đó tư duy mô tả một số ứng dụng của phức chất.

Lời giải chi tiết :

Em hãy vẽ sơ đó tư duy mô tả một số ứng dụng của phức chất.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 119 Vận dụng (VD)

Bằng kiến thức đã học, em hãy thiết kế poster trình bày một số ứng dụng của phức chất trong y học, dược học và hoá học.

Hướng dẫn giải :

Dựa vào các thông tin được nêu trong mục 4 trang 118 sách giáo khoa.

Lời giải chi tiết :

Học sinh tự vẽ poster với các từ khóa được tìm kiếm trong mục 4 trang 118 sách giáo khoa.


Câu hỏi:

Trong phức chất, giữa phối tử và nguyên tử trung tâm có loại liên kết nào sau đây?

A. Ion. B. Hydrogen. C. cho - nhận. D. Kim loại.

Hướng dẫn giải :

Liên kết giữa phối tử và nguyên tử trung tâm là liên kết cho – nhận.

Lời giải chi tiết :

Trong phức chất, giữa phối tử và nguyên tử trung tâm có loại liên kết cho – nhận.

→ Chọn C.


Câu hỏi:

Viết công thức hoá học các phức chất aqua của ion Mn2+ và ion Co3+. Biết chúng đều có dạng hình học bát diện.

Hướng dẫn giải :

Hầu hết phức chất aqua của ion kim loại chuyển tiếp dãy thứ nhất đều có màu. chúng thường có dạng [M(H2O)6]n+.

Lời giải chi tiết :

Công thức phức chất aqua của ion Mn2+ là [Mn(H2O)6]2+.

Công thức phức chất aqua của ion Co3+ là [Co(H2O)6]3+.


Câu hỏi:

lon [Cu(NH3)4]2+ có dạng vuông phẳng, ion [Cu(H2O)6]2+ có dạng bát diện. Hãy vẽ dạng hình học của chúng.

Hướng dẫn giải :

image

Lời giải chi tiết :

image


Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK