Pin điện hoá hoạt động dựa trên các phản ứng oxi hoá - khử tự xảy ra trong pin (hoá năng chuyển thành điện năng). Tuy nhiên, một số phản ứng oxi hoá - khử chỉ có thể xảy ra nhờ năng lượng dòng điện, được gọi là phản ứng điện phân (điện năng chuyểnthành hoá năng).
Khi điện phân, các quá trình trên bề mặt điện cực xảy ra theo nguyên tắc nào? Điện phân có ứng dụng gì trong đời sống, sản xuất?
Nêu nguyên tắc, ứng dụng của điện phân.
- Nguyên tắc điện phân:
+ Nguyên tắc điện phân nóng chảy:
• Tại cathode (điện cực âm): xảy ra quá trình khử ion dương.
• Tại anode (điện cực dương): xảy ra quá trình oxi hoá ion âm.
+ Nguyên tắc điện phân dung dịch: ở cathode, ưu tiên điện phân chất có tính oxi hoá mạnh hơn; ở anode, ưu tiên điện phân chất có tính khử mạnh hơn.
- Ứng dụng: điều chế, tinh chế một số kim loại, mạ điện,...
Xác định sản phẩm tạo thành ở hai điện cực khi điện phân NaCl nóng chảy.
Nguyên tắc điện phân nóng chảy:
• Tại cathode (điện cực âm): xảy ra quá trình khử ion dương.
• Tại anode (điện cực dương): xảy ra quá trình oxi hoá ion âm.
Sản phẩm tạo thành ở hai điện cực khi điện phân NaCl nóng chảy:
- Cathode: Na.
- Anode: Cl2.
Viết phương trình hoá học của quá trình điện phân nóng chảy các chất: MgCl2, Al2O3.
Nguyên tắc điện phân nóng chảy:
• Tại cathode (điện cực âm): xảy ra quá trình khử ion dương.
• Tại anode (điện cực dương): xảy ra quá trình oxi hoá ion âm.
Tiến hành Thí nghiệm 1 và nêu hiện tượng quan sát được.
Dựa vào phương trình điện phân để nêu hiện tượng:
Hiện tượng: kim loại đồng (màu đỏ) bám vào cathode, sủi bọt khí không màu (O2) thoát ra ở anode.
Cho biết khi điện phân dung dịch CuSO4 ion Cu2+ và \({\rm{SO}}_4^{2 - }\) di chuyển về điện cực nào.
Nguyên tắc điện phân dung dịch: ở cathode, ưu tiên điện phân chất có tính oxi hoá mạnh hơn; ở anode, ưu tiên điện phân chất có tính khử mạnh hơn.
- Ion Cu2+ di chuyển về điện cực âm (cathode).
- Ion \({\rm{SO}}_4^{2 - }\) di chuyển về điện cực dương (anode).
Tiến hành Thí nghiệm 2 và nêu hiện tượng xảy ra. Giải thích.
Dựa vào phương trình điện phân để nêu hiện tượng:
Dựa vào sơ đồ điện phân để giải thích.
- Hiện tượng: ở cả hai điện cực đều thoát ra khí không màu.
- Giải thích: Xét sơ đồ điện phân
Cathode (-) NaCl Anode (+)
Na+, H2O H2O Cl-, H2O
\({\rm{2}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} + 2{\rm{e}} \to 2{\rm{O}}{{\rm{H}}^ - } + {{\rm{H}}_2}\) \(2{\rm{C}}{{\rm{l}}^ - } \to {\rm{C}}{{\rm{l}}_2} + 2{\rm{e}}\)
Viết quá trình xảy ra ở mỗi điện cực và phương trình hoá học của phản ứng điện phân khi điện phân dung dịch: AgNO3; CuCl2 với điện cực graphite.
Nguyên tắc điện phân dung dịch: ở cathode, ưu tiên điện phân chất có tính oxi hoá mạnh hơn; ở anode, ưu tiên điện phân chất có tính khử mạnh hơn.
Em hãy tìm hiểu và nêu một số ứng dụng của phương pháp điện phân trong thực tiễn.
Nêu các ứng dụng của điện phân trong thực tiễn từ thông tin trong SGK.
- Sản xuất kim loại: Trong công nghiệp, các kim loại mạnh (Na, K, Ca, Mg, Al,…) được điều chế bằng phương pháp điện phân nóng chảy, các kim loại yếu và trung bình được điều chế bằng phương pháp điện phân dung dịch.
- Tinh chế kim loại: các kim loại từ nguồn kim loại thô được tinh chế bằng phương pháp điện phân.
- Mạ điện: ion kim loại bị khử, tạo thành lớp kim loại rắn bao phủ trên bề mặt kim loại cần mạ nhằm trang trí bề mặt hoặc chống sự ăn mòn.
Điện phân CaCl2 nóng chảy, ở cathode xảy ra quá trình nào?
A. Oxi hoá ion Ca2+. B. Khử ion Ca2+.
C. Oxi hoá ion Cl-. D. Khử ion Cl-.
Nguyên tắc điện phân nóng chảy:
• Tại cathode (điện cực âm): xảy ra quá trình khử ion dương.
• Tại anode (điện cực dương): xảy ra quá trình oxi hoá ion âm.
Điện phân CaCl2 nóng chảy, ở cathode xảy ra quá trình khử Ca2+: \({\rm{C}}{{\rm{a}}^{2 + }} + 2{\rm{e}} \to {\rm{Ca}}\)
→ Chọn B.
Điện phân dung dịch Cu(NO3)2 với điện cực trơ, ở anode xảy ra quá trình nào?
\(\begin{array}{l}{\rm{A}}{\rm{. }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O }} \to \frac{1}{2}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{ + 2}}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}{\rm{ + 2e}}{\rm{.}}\\{\rm{B}}{\rm{. 2}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O + 2e}} \to {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ + 2O}}{{\rm{H}}^ - }.\\{\rm{C}}{\rm{. Cu}} \to {\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + 2e}}{\rm{.}}\\{\rm{D}}{\rm{. C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + 2e}} \to {\rm{Cu}}.\end{array}\)
Nguyên tắc điện phân dung dịch: ở cathode, ưu tiên điện phân chất có tính oxi hoá mạnh hơn; ở anode, ưu tiên điện phân chất có tính khử mạnh hơn.
Ở anode, ion \({\rm{NO}}_3^ - \)không bị điện phân, H2O bị điện phân:
\({\rm{2}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {{\rm{O}}_2} + 4{{\rm{H}}^ + } + 4{\rm{e}}\)hay có thể viết \({{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O }} \to \frac{1}{2}{{\rm{O}}_{\rm{2}}}{\rm{ + 2}}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}{\rm{ + 2e}}\)
→ Chọn A.
Viết phương trình hoá học của phản ứng điện phân khi điện phân KCl nóng chảy.
Nguyên tắc điện phân nóng chảy:
• Tại cathode (điện cực âm): xảy ra quá trình khử ion dương.
• Tại anode (điện cực dương): xảy ra quá trình oxi hoá ion âm.
Hãy đề xuất và trình bày cách mạ đồng (Cu) lên một đồ vật làm từ sắt (Fe) bằng phương pháp điện phân.
Mạ điện: ion kim loại bị khử, tạo thành lớp kim loại rắn bao phủ trên bề mặt kim loại cần mạ nhằm trang trí bề mặt hoặc chống sự ăn mòn.
- Sử dụng bình mạ điện chứa dung dịch CuCl2, thanh kim loại đồng (anode) và vật dụng bằng sắt (cathode).
- Trong bình mạ điện sẽ xảy ra các quá trình khử anode (+): \({\rm{C}}{{\rm{u}}^{{\rm{2 + }}}}{\rm{ + 2e}} \to {\rm{Cu}}\)
Đồng tan và bám vào cathode (vật dụng bằng sắt).
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK