Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 39
Amino acid là đơn vị hình thành nên peptide và protein cho cơ thể. Amino acid, peptide là gì? Chúng có cấu tạo và tính chất đặc trưng nào?
Nêu khái niệm, cấu tạo, tính chất hóa lí đặc trưng của amino acid và peptide.
* Amino acid:
- Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH3).
- Tính chất vật lí:
+ Ở điều kiện thường, amino acid là chất rắn, khi ở dạng kết tinh, chúng không màu.
+ Amino acid thường tan nhiều trong nước.
+ Amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao.
- Tính chất hóa học:
+ Amino acid có tính lưỡng tính và có phản ứng tạo thành ester khi có xúc tác acid mạnh.
+ Các e-amino acid, w-amino acid có thể tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polymer.
* Peptide
- Peptide là hợp chất hữu cơ được hình thành từ các đơn vị a-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-).
- Peptide được tạo thành từ 2, 3, 4,... đơn vị a-amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide, ... Peptide được tạo thành từ nhiều đơn vị a-amino acid được gọi là polypeptide.
- Tính chất hóa học:
+ Peptide có phản ứng thuỷ phân trong môi trường acid, môi trường kiềm hoặc dưới tác dụng của enzyme.
+ Phản ứng màu biuret đặc trưng cho peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên.
Trả lời câu hỏi Thảo luận trang 39
Quan sát Hình 7.1, cho biết trong phân tử amino acid có chứa nhóm chức hoá học nào. Nguyên tử carbon ở vị trí thứ 2 đến 6 theo chữ cái Hy Lạp được viết và đọc như thế nào?
Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH3).
- Trong phân tử amino acid có chứa nhóm chức carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH3).
- Theo chữ cái Hy Lạp, cách đọc và viết nguyên tử carbon ở vị trí thứ 2 đến thứ 6:
Vị trí của nguyên tử carbon |
Chữ cái Hy Lạp |
|
Cách đọc |
Cách viết |
|
2 |
Alpha |
\(\alpha \) |
3 |
Beta |
\(\beta \) |
4 |
Gamma |
\(\gamma \) |
5 |
Delta |
\(\sigma \) |
6 |
Epsilon |
\(\varepsilon \) |
Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 40
Quan sát Hình 7.1 và Hình 7.2, nêu đặc điểm cấu tạo phân tử amino acid. Phân tích cách đọc theo tên hệ thống.
- Amino acid là hợp chất hữu cơ tạp chức, trong phân tử chứa đồng thời nhóm carboxyl (-COOH) và nhóm amino (-NH3).
- Có thể coi amino acid là carboxylic acid có nhóm thế amino ở gốc hydrocarbon. Do đó, tên gọi của các amino acid xuất phát từ tên của carboxylic acid tương ứng (tên thay thế, tên thông thường), có thêm tiếp đầu ngữ amino và chữ số (2, 3,...) hoặc chữ cái Hy Lạp (a, b,...) chỉ vị trí của nhóm NH2 trong mạch.
- Phân tử amino acid là carboxylic acid có nhóm thế amino ở gốc hydrocarbon.
- Tên hệ thống của amino acid: Số chỉ vị trí nhóm NH2 – amino + tên của carboxylic acid (danh pháp thay thế).
* Tham khảo: Danh pháp thay thế của carboxylic acid:
Số chỉ vị trí nhánh-Tên nhánh +Tên hydrocarbon ứng với mạch chính (bỏ kí tự e ở cuối) + oic + acid
Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 40
Tại sao amino acid dễ hoà tan trong nước và có nhiệt độ nóng chảy cao?
Amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có tính phân cực mạnh, thường dễ hoà tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao.
Amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực (muối nội phân tử) nên, amino acid:
+ Có tính phân cực mạnh dễ tan trong các dung môi phân cực là nước.
+ Giữa các phân tử amino acid có thể tạo liên kết hydrogen liên phân tử, đồng thời amino acid có nhiều tính chất của hợp chất ion nên amino acid có nhiệt độ nóng chảy cao.
Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 41
Quan sát Hình 7.3, cho biết alanine tồn tại chủ yếu ở dạng ion nào trong dung dịch ở pH khác nhau.
Amino acid có khả năng di chuyển khác nhau trong điện trường tuỳ thuộc pH của môi trường (tính chất điện di).
- Trong môi trường acid mạnh, alanine tồn tại chủ yếu ở dạng cation.
- Ở môi trường trung tính, alanine tồn tại chủ yếu ở dạng ion lưỡng cực.
- Ở môi trường base mạnh, alanine chủ yếu tồn tại ở dạng anion.
Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 41
Nhận xét tính chất của glycine trong Ví dụ 2 và Ví dụ 3.
Amino acid có tính lưỡng tính.
Trong Ví dụ 2, glycine phản ứng với base (dung dịch NaOH); ở Ví dụ 3, glycine phản ứng với acid (dung dịch HCl). Do đó glycine có tính lưỡng tính.
Trả lời câu hỏi Thảo luận 3 trang 41
Phản ứng giữa amino acid với alcohol khi có xúc tác acid mạnh thuộc loại phản ứng gì? Viết phương trình tổng quát của phản ứng trên.
Amino acid phản ứng tạo thành ester khi có xúc tác acid mạnh.
- Phản ứng giữa amino acid với alcohol khi có xúc tác acid mạnh là phản ứng ester hóa.
- Phương trình tổng quát:
Trả lời câu hỏi Luuyện tập trang 41
Viết phương trình hoá học của các phản ứng chứng minh tính lưỡng tính của alanine.
Viết phương trình hoá học của alanine khi phản ứng với dung dịch base và acid.
Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 42
Trong Ví dụ 5, cho biết những nhóm chức nào của amino acid tham gia phản ứng trùng ngưng.
Các e-amino acid, w-amino acid có thể tham gia phản ứng trùng ngưng tạo thành polymer.
Trong phân tử amino acid, nhóm chức –NH2 và –COOH đều tham gia phản ứng trùng ngưng, cụ thể như sau: OH của nhóm COOH ở phân tử amino acid này kết hợp với H của nhóm NH2 ở phân tử amino acid kia tạo thành H2O và sinh ra polymer do các gốc amino acid kết hợp với nhau.
Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 42
Cho biết liên kết giữa các đơn vị a-amino acid trong phân tử peptide thuộc loại liên kết gì?
Peptide là hợp chất hữu cơ được hình thành từ các đơn vị a-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-).
Trong phân tử peptide, các đơn vị a-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-).
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 42
Từ Hình 7.4, khi thay đổi vị trí amino acid trong peptide, như: Gly-Ala thành Ala-Gly thì các peptide này có cấu tạo khác nhau như thế nào?
Phân tử peptide hợp thành từ các gốc a-amino acid nối với nhau bởi liên kết peptide theo một trật tự nhất định: amino acid đầu N còn nhóm NH2, amino acid đầu C còn nhóm COOH.
Mỗi phân tử peptide gồm một số xác định các gốc a-amino acid liên kết với nhau theo một trật tự nghiêm ngặt. Việc thay đổi trật tự đó sẽ dẫn tới các peptide đồng phân.
Gly-Ala |
Amino acid đầu N là glycine, amino acid đầu C là alanine (nhóm CO của glycine liên kết với NH của alanine). |
|
Ala-Gly |
Amino acid đầu N là alanine, amino acid đầu C là glycine (nhóm CO của alanine liên kết với NH của glycine). |
Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 43
Trong Ví dụ 6, loại liên kết nào của peptide bị phá vỡ? Sản phẩm của phản ứng là gì?
Khi thuỷ phân hoàn toàn peptide bởi acid, base hoặc enzyme, tạo thành a-amino acid. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptide có thể tạo thành các peptide nhỏ hơn.
Trong Ví dụ 6, liên kết peptide bị phá vỡ, sản phẩm phản ứng là hai a-amino acid (glycine và alanine).
Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 43
Tiến hành thí nghiệm, quan sát và ghi nhận hiện tượng.
Phản ứng màu biuret đặc trưng cho peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên.
Hiện tượng: Cho dung dịch peptide (lòng trắng trứng) vào ống nghiệm đựng kết tủa xanh lam Cu(OH)2 (tạo ra khi cho dung dịch CuSO4 tác dụng với dung dịch NaOH), thấy Cu(OH)2 tan ra và thu được phức chất có màu tím đặc trưng.
Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 43
Nêu cách phân biệt dung dịch Gly-Ala và dung dịch Ala-Gly-Val.
Phản ứng màu biuret đặc trưng cho peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên.
Sử dụng Cu(OH)2 trong môi trường kiềm để phân biệt dung dịch Gly-Ala và dung dịch Ala-Gly-Val.
+ Ala-Gly-Val là tripeptide có khả năng tham gia phản ứng màu biuret với Cu(OH)2/NaOH tạo phức màu tím.
+ Còn Gly–Ala là dipeptide không có khả năng tham gia phản ứng màu biuret với Cu(OH)2/NaOH nên không có hiện tượng.
Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 44
Dựa vào đặc điểm cấu tạo, so sánh nhiệt độ nóng chảy của các chất sau:
CH3-CH2-NH2 và H2N-CH2-COOH.
Amino acid tồn tại ở dạng ion lưỡng cực nên có tính phân cực mạnh, thường dễ hoà tan trong nước, nhiệt độ nóng chảy cao.
Ethylamine chỉ chứa nhóm chức amine (NH2) nên ethylamine không có tính phân cực mạnh, glycine chứa hai nhóm chức carboxyl (COOH) và amine (NH2) nên glycine có thể tồn tại ở dạng ion lưỡng cực do đó glycine có tính phân cực mạnh, vậy nên nhiệt độ nóng chảy của glycine cao hơn nhiều so với ethylamine.
Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 44
Valine là một amino acid, valine tham gia vào nhiều chức năng của cơ thể, thúc đẩy quá trình phát triển cơ và phục hồi mô. Thiếu valine sẽ ảnh hưởng đến sự phát triển của cơ thể, gây trở ngại về thần kinh, thiếu máu.
a) Viết phương trình hoá học chứng minh tính lưỡng tính của valine.
b) Viết công thức cấu tạo của dipeptide Val-Val.
a) Viết phương trình hoá học của valine khi phản ứng với dung dịch base và acid.
b) Peptide là hợp chất hữu cơ được hình thành từ các đơn vị a-amino acid liên kết với nhau qua liên kết peptide (-CO-NH-).
a) Phương trình hóa học chứng minh tính lưỡng tính của valine:
b) Công thức cấu tạo của dipeptide Val-Val:
Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 44
Một peptide có cấu trúc như sau:
a) Peptide trên chứa các amino acid nào? Có bao nhiêu liên kết peptide trong phân tử?
b) Viết phản ứng thuỷ phân hoàn toàn peptide đã cho trong dung dịch HCl dư và dung dịch NaOH dư.
c) Peptide này có phản ứng màu biuret không?
a) Peptide được tạo thành từ 2, 3, 4,... đơn vị a-amino acid lần lượt được gọi là dipeptide, tripeptide, tetrapeptide, ... Peptide được tạo thành từ nhiều đơn vị a-amino acid được gọi là polypeptide.
b) Khi thuỷ phân hoàn toàn peptide bởi acid, base hoặc enzyme, tạo thành a-amino acid. Khi thuỷ phân không hoàn toàn peptide có thể tạo thành các peptide nhỏ hơn.
c) Phản ứng màu biuret đặc trưng cho peptide có từ 2 liên kết peptide trở lên.
a) Peptide trên chứa alanine, glutamic acid và glycine. Có 2 liên kết peptide trong phân tử trên.
b) Thủy phân peptide trong môi trường acid:
Thủy phân peptide trong môi trường base:
c) Peptide trên là tripeptide nên peptide này có phản ứng màu biuret.
Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK