Trang chủ Lớp 12 SGK Hóa 12 - Chân trời sáng tạo Chương 2. Carbohydrate Bài 4. Saccharose và Maltose trang 21, 22, 23 Hóa 12 Chân trời sáng tạo: Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose...

Bài 4. Saccharose và Maltose trang 21, 22, 23 Hóa 12 Chân trời sáng tạo: Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose...

Hướng dẫn giải bài 4. Saccharose và Maltose trang 21, 22, 23 Hóa 12 Chân trời sáng tạo - Bài 4. Saccharose và Maltose. Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn...Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 Mở đầu

Trả lời câu hỏi Mở đầu trang 21

Trên kệ bếp của các gia đình thường có lọ đường ăn, tên hoá học là saccharose, dùng nhiều trong pha chế thực phẩm. Thuở ấu thơ, ai cũng từng có dịp thưởng thức các cây kẹo maltose, thường gọi là mạch nha. Saccharose có gì khác với maltose? Chúng có cấu tạo và tính chất hoá học như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Nêu công thức phân tử và công thức cấu tạo, tính chất hóa học của saccharose và maltose.

Lời giải chi tiết :

- Saccharose và maltose đều là các disaccharide có công thức phân tử là C12H22O11.

- Sự khác nhau giữa saccharose và maltose

Saccharose

Maltose

Chứa nhiều trong

Saccharose có nhiều trong cây mía, hoa thốt nốt, củ cải đường,...

Maltose có trong ngũ cốc nảy mầm, các loại thực vật, rau quả, ... Maltose chủ yếu được tạo ra trong quá trình thuỷ phân tinh bột.

Cấu tạo phân tử

Saccharose được tạo bởi một đơn vị a-glucose và một đơn vị b-fructose, liên kết với nhau qua liên kết a-l,2-glycoside.

Maltose được tạo bởi hai đơn vị glucose, liên kết với nhau qua liên kết a-1,4-glycoside.

Tính chất hóa học

Saccharose chỉ tồn tại ở dạng mạch vòng nên không phản ứng đặc trưng của nhóm –CHO.

Maltose có thể mở vòng, do đó maltose có phản ứng đặc trưng của nhóm –CHO.

- Tính chất hóa học:

+ Tính chất hóa học của saccharose: phản ứng của polyalcohol và phản ứng thủy phân disaccharose.

+ Tính chất hóa học của maltose: phản ứng của polyalcohol và phản ứng thủy phân disaccharose. Maltose có thể mở vòng, do đó maltose có phản ứng đặc trưng của nhóm –CHO.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 Tranh luận1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 21

Phân tử saccharose có nhóm -OH hemiacetal hoặc nhóm -OH hemiketal không? Vì sao?

Hướng dẫn giải :

image

Nhóm -OH ở vị trí số 1 trong glucose dạng mạch vòng gọi là -OH hemiacetal.

image

Nhóm -OH ở vị trí số 2 trong fructose dạng mạch vòng gọi là -OH hemiketal.

Lời giải chi tiết :

image

Phân tử saccharose không có nhóm -OH hemiacetal hoặc nhóm -OH hemiketal vì -OH hemiacetal của glucose liên kết với -OH hemiketal của frutose để tạo liên kết a-l,2-glycoside trong phân tử saccharose.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 21 Tranh luận2

Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 21

Phân tử saccharose có thể mở vòng không? Giải thích.

Hướng dẫn giải :

Nhóm OH hemiacetal là nhóm được tạo ra giữa nhóm CH=O và nhóm OH đính với nguyên tử C số 5 trong phân tử, nhóm OH có tính chất đặc biệt so với nhóm OH khác ở dạng vòng, khi mở vòng sẽ tạo ra nhóm CH=O, nếu nhóm OH chuyển thành nhóm O–CH3, dạng mạch vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở được nữa.

Lời giải chi tiết :

Saccharose không còn nhóm –OH hemiacetal tự do nên không thể chuyển thành dạng mạch hở chứa nhóm aldehyde (-CHO).


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 22 Tranh luận1

Trả lời câu hỏi Thảo luận 1 trang 22

Vì sao phân tử maltose có thể mở vòng?

Hướng dẫn giải :

Nhóm -OH hemiacetal là nhóm được tạo ra giữa nhóm CH=O và nhóm OH đính với nguyên tử C số 5 trong phân tử, nhóm -OH có tính chất đặc biệt so với nhóm -OH khác ở dạng vòng, khi mở vòng sẽ tạo ra nhóm CH=O, nếu nhóm -OH chuyển thành nhóm O–CH3, dạng mạch vòng không thể chuyển sang dạng mạch hở được nữa.

Lời giải chi tiết :

image

Ở trạng thái tinh thể, phân tử maltose gồm hai gốc glucose liên kết với nhau ở C1 của gốc a-glucose này với C4 của gốc a-glucose kia qua một nguyên tử oxygen. Liên kết a-C1–O–C4 như thế được gọi là liên kết a–1,4– glycoside. Như vậy trong phân tử maltose vẫn còn –OH hemiacetal tự do, do đó trong dung dịch, gốc a-glucose của maltose có thể mở vòng tạo ra nhóm CH=O.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 22 Tranh luận2

Trả lời câu hỏi Thảo luận 2 trang 22

Dựa vào đặc điểm cấu tạo của phân tử saccharose, dự đoán tính chất hoá học cơ bản của saccharose.

Hướng dẫn giải :

image

Phân tử saccharose không thể mở vòng.

Lời giải chi tiết :

Saccharose có các nhóm –OH kề nhau nên saccharose có tính chất của polyalcohol.

Saccharose là disaccharide nên saccharose có phản ứng thủy phân.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 22 Tranh luận3

Trả lời câu hỏi Thảo luận 3 trang 22

Nhận xét và giải thích các hiện tượng xảy ra trong thí nghiệm.

Hướng dẫn giải :

Saccharose có tính chất hóa học của polyalcohol – hòa tan Cu(OH)2

\(2{{\rm{C}}_{{\rm{12}}}}{{\rm{H}}_{22}}{{\rm{O}}_{11}} + {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {{\rm{(}}{{\rm{C}}_{12}}{{\rm{H}}_{21}}{{\rm{O}}_{11}}{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{Cu}} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng

Giải thích

Khi nhỏ dung dịch CuSO4 vào dung dịch NaOH, xuất hiện kết tủa màu xanh lam

Kết tủa màu xanh lam là Cu(OH)2:

\({\rm{CuS}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}} + 2{\rm{NaOH}} \to {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} + {\rm{N}}{{\rm{a}}_{\rm{2}}}{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\)

Nhỏ dung dịch saccharose vào ống nghiệm chứa kết tủa, lắc đều, kết tủa tan.

Saccharose hòa tan Cu(OH)2 tạo thành dung dịch màu xanh làm:

\(2{{\rm{C}}_{{\rm{12}}}}{{\rm{H}}_{22}}{{\rm{O}}_{11}} + {\rm{Cu(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {{\rm{(}}{{\rm{C}}_{12}}{{\rm{H}}_{21}}{{\rm{O}}_{11}}{\rm{)}}_{\rm{2}}}{\rm{Cu}} + 2{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 Luyện tập

Trả lời câu hỏi Luyện tập trang 23

Bằng phương pháp hoá học, phân biệt 3 dung dịch riêng biệt sau: glucose, fructose và saccharose.

Hướng dẫn giải :

Glucose có nhóm aldehyde nên có thể sử dụng bromine để phân biệt glucose và fructose.

Trong môi trường kiềm, fructose có thể chuyển hóa thành glucose do đó furctose có phản ứng với thuốc thử Tollens. Saccharose không mở vòng nên nên không thể chuyển thành dạng mạch hở chứa nhóm aldehyde (-CHO), do đó saccharose không phản ứng được với thuốc thử Tollens trong môi trường kiềm.

Lời giải chi tiết :

Chất cần tìm

Thuốc thử

Glucose

Fructose

Saccharose

Nước bromine

Mất màu

Không hiện tượng

Không hiện tượng

Dung dịch AgNO3/NH3, đun nhẹ

Kết tủa trắng bạc

Không hiện tượng

Phương trình hóa học:

\({\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{OH(CHOH}}{{\rm{)}}_{\rm{4}}}{\rm{CHO + B}}{{\rm{r}}_{\rm{2}}}{\rm{ + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \to {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{OH(CHOH}}{{\rm{)}}_{\rm{4}}}{\rm{COOH + 2HBr}}\)

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 Vận dụng

Trả lời câu hỏi Vận dụng trang 23

Giải thích tại sao khi đun nước đường có thêm một ít nước chanh thì dung dịch thu được ngọt hơn.

Hướng dẫn giải :

Trong môi trường acid hoặc có enzyme làm xúc tác, saccharose bị thuỷ phân thành glucose và fructose.

image

Lời giải chi tiết :

Nước đường có chứa saccharose, khi thêm chanh chứa acid vào nước đường nóng, saccharose bị thủy phân tạo glucose và fructose, trong đó fructose có vị ngọt hơn saccharose nên dung dịch thu được ngọt hơn.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 Bài tập1

Trả lời câu hỏi Bài tập 1 trang 23

Carbohydrate nào dưới đây không có nhóm -OH hemiacetal hoặc nhóm -OH hemiketal?

A. Glucose. B. Fructose. C. Saccharose. D. Maltose.

Hướng dẫn giải :

Glucose có nhóm -OH hemiacetal.

Fructose có nhóm -OH hemiketal.

Saccharose không có nhóm -OH hemiacetal hoặc nhóm -OH hemiketal.

Maltose có nhóm -OH hemiacetal.

Lời giải chi tiết :

Saccharose không có nhóm -OH hemiacetal hoặc nhóm -OH hemiketal.

→ Chọn C.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 Bài tập2

Trả lời câu hỏi Bài tập 2 trang 23

Cho các carbohydrate sau: glucose, fructose, saccharose và maltose. Số carbohydrate có khả năng mở vòng trong dung dịch nước là

A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.

Hướng dẫn giải :

Trong dung dịch:

- Saccharose chỉ tồn tại dạng mạch vòng.

- Maltose, glucose, fructose tồn tại đồng thời ở dạng mạch hở và mạch vòng.

Lời giải chi tiết :

Trong dung dịch maltose, glucose, fructose có khả năng mở vòng.

→ Chọn C.


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 Bài tập3

Trả lời câu hỏi Bài tập 3 trang 23

Hoàn thành các phương trình phản ứng theo sơ đồ (X, Y, Z, T là các chất hữu cơ khác nhau):

image

Hướng dẫn giải :

Saccharose bị thủy phân tạo glucose và fructose.

Glucose phản ứng với nước bromine, fructose không phản ứng với nước bromine nên Y là glucose.

=> X là frutose.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 23 Bài tập4

Trả lời câu hỏi Bài tập 4 trang 23

Thuỷ phân 100 gam saccharose thu được 104,5 gam hỗn hợp gồm glucose, fructose và saccharose còn dư. Tính hiệu suất phản ứng thuỷ phân saccharose.

Hướng dẫn giải :

Trong môi trường acid hoặc có enzyme làm xúc tác, saccharose bị thuỷ phân thành glucose và fructose.

image

Sử dụng định luật bảo toàn khối lượng để tìm khối lượng nước, từ đó tính hiệu suất phản ứng.

Lời giải chi tiết :

- Phương trình hóa học:

image

- Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng:

\(\begin{array}{l}{{\rm{m}}_{{\rm{saccharozo}}}} + {{\rm{m}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}}}{\rm{ = }}{{\rm{m}}_{{\rm{glucose}}}}{\rm{ + }}{{\rm{m}}_{{\rm{fructose}}}}\\ \Rightarrow {{\rm{m}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}}} = {{\rm{m}}_{{\rm{glucose}}}}{\rm{ + }}{{\rm{m}}_{{\rm{fructose}}}} - {{\rm{m}}_{{\rm{saccharozo}}}}\\{\rm{ = 104,5 - 100 = 4,5 (g)}}\\ \Rightarrow {{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}}} = \frac{{4,5}}{{18}} = 0,25{\rm{ (mol)}}\end{array}\)

Theo phương trình hóa học: \({{\rm{n}}_{{\rm{saccharozo (LT)}}}}{\rm{ = }}{{\rm{n}}_{{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}}} = \frac{{4,5}}{{18}} = 0,25{\rm{ (mol)}}\)

\(\begin{array}{l} \Rightarrow {{\rm{m}}_{{\rm{saccharozo (LT)}}}}{\rm{ = }}0,25 \times 342 = 85,5{\rm{ (g)}}\\ \Rightarrow {\rm{H\% = }}\frac{{{{\rm{m}}_{{\rm{saccharozo (LT)}}}}}}{{{{\rm{m}}_{{\rm{saccharozo (TT)}}}}}} \times 100\% = \frac{{85,5}}{{100}} \times 100\% = 85,5\% \end{array}\)


Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK