Trả lời Câu hỏi 1 Sau khi đọc trang 53 SGK Văn 12
Nhận xét mức độ đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội trong văn bản trên.
Đọc văn bản mẫu để trả lời câu hỏi
- Văn bản đã đáp ứng yêu cầu về bố cục của kiểu bài báo cáo kết quả của bài tập dự án về một vấn đề xã hội trong văn bản
- Đầy đủ bố cục 3 phần: mở đầu, nội dung nghiên cứu, kết luận
Gợi ý giải Câu hỏi 2 Sau khi đọc trang 53 SGK Văn 12
Phần mở đầu của văn bản trình bày những nội dung gì?
Đọc văn bản mẫu để trả lời câu hỏi
- Tên dự án
- Mục tiêu dự án
- Phương pháp nghiên cứu
- Hình thức của dự án
- Nhiệm vụ
- Sản phẩm của bài tập dự án
Trả lời Câu hỏi 3 Sau khi đọc trang 53 SGK Văn 12
Phần nội dung nghiên cứu trình bày sản phẩm của dự án như thế nào?
Đọc văn bản mẫu để trả lời câu hỏi
Đưa ra khái niệm → Nêu kết quả khảo sát
Gợi ý giải Câu hỏi 4 Sau khi đọc trang 53 SGK Văn 12
Phần trích dẫn, tài liệu tham khảo và cước chú được sử dụng trong văn bản có chức năng gì?
Đọc văn bản mẫu để trả lời câu hỏi
Làm rõ nội dung của văn bản, tạo sự khoa học, logic cho văn bản
Giải Câu hỏi 5 Sau khi đọc trang 53 SGK Văn 12
Người viết trình bày những nội dung gì ở phần kết luận?
Đọc văn bản mẫu để trả lời câu hỏi
- Kết luận lại nội dung khảo sát
- Trình bày danh mục tài liệu tham khảo
Trả lời Câu hỏi 6 Sau khi đọc trang 53 SGK Văn 12
Người viết đã sử dụng những phương tiện phi ngôn ngữ nào trong văn bản? Từ đó, bạn rút ra những lưu ý gì khi sử dụng các phương tiện hỗ trợ ấy trong bài báo cáo kết quả của bài tập dự án?
Đọc văn bản mẫu để trả lời câu hỏi
- Biểu đồ
- Bảng biểu
- Sơ đồ
Những lưu ý gì khi sử dụng các phương tiện hỗ trợ ấy trong bài báo cáo kết quả của bài tập dự án: Sử dụng hợp lý sơ đồ, bảng biểu để trình bày kết quả của dự án, thuyết minh các hình ảnh minh hoạ một cách rõ ràng, phù hợp.
Đáp án Câu hỏi Thực hành viết trang 53 SGK Văn 12
Thành lập nhóm và thực hiện dự án nghiên cứu về một vấn đề xã hội mà nhóm quan tâm, sau đó viết bài báo cáo kết quả thực hiện bài tập dự án.
Đề bài:Trình bày báo cáo kết quả nghiên cứu về kiến trúc Hoàng thành Thăng Long.
Dựa vào kiến thức và kĩ năng đã học
Tìm kiếm thông tin trên sách, báo, internet,...
Tóm tắt: Trong báo cáo nghiên cứu này tôi đã sử dụng phương pháp nghiên cứu tài liệu, quan sát, phỏng vấn để đánh giá một cách tổng quan nhất khi đứng trước giá trị văn hóa đồ sộ của Việt Nam - kiến trúc Hoàng thành Thăng Long. Nhằm mang đến cho bạn đọc cái nhìn tổng quan nhất về ý nghĩa to lớn của kiến trúc đồng thờiphát huy giá trị di sản Hoàng thành Thăng Long.
1. MỞ ĐẦU
Kiến trúc kinh thành, cố đô phong kiến ở Việt Nam luôn mang một vẻ đẹp cổ kính và trang nghiêm với văn hóa kiến trúc của Trung Hoa và nó luôn thể hiện nét đẹp truyền thống, văn hóa lịch sử lâu đời của người Việt. Bên cạnh quần thể kiến trúc Cố đô Huế, từ xưa người Việt vẫn luôn tự hào với kiến trúc thành Thăng Long – tòa thành đã trải qua biết bao năm tháng của lịch sử.
Như chúng ta đã biết, kinh thành Thăng Long luôn được gắn với một sự kiện lịch sử nổi tiếng đó là vào năm 1010, vua Lý Thái Tổ đã dời đô từ Hoa Lư đến Đại La và cho xây dựng kinh thành Thăng Long. Cùng với đó là hàng loạt các cung điện, lăng tẩm được xây dựng, nổi bật là công trình Điện Kính Thiên cao tới 2 tầng rộng hơn 2300 mét vuông. Thời Hậu Lê, thành Thăng Long vẫn được coi là kinh đô, trung tâm kinh tế, chính trị của cả nước.
Sau 8 năm được UNESCO ghi vào danh mục di sản thế giới năm 2009, khu di sản Hoàng thành Thăng Long đã có những bước tiến về công tác nghiên cứu khoa học, nhất là nghiên cứu khai quật khảo cổ để làm sáng rõ hơn nữa các giá trị văn hóa, lịch sử, kiến trúc của Thăng Long – Hà Nội còn ẩn sâu trong lòng đất. Các phương pháp nghiên cứu chính được sử dụng là: thu thập tài liệu qua Internet, qua sách báo, thực trạng hiện tại của khu di tích bằng phương pháp quan sát.
2. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU
2.2. Kết quả nghiên cứu và đề xuất
2.2.1. Lịch sử hình thành
Khu di tích ngay khi mới phát hiện được xác định nằm trong Hoàng thành Thăng Long thì dần dần được xác định cụ thể hơn là nằm trong Cấm thành tức trung tâm của Hoàng thành. Kinh thành Thăng Long gồm ba vòng thành: Đại La thành, Hoàng thành (tên dùng từ thời Lê sơ) và Cấm thành. Thành Đại La và Hoàng thành có những thay đổi từ thời Lý, Trần sang Lê sơ, từ thời Lê sơ sang thời Mạc và Lê trung hưng, nhưng vị trí và quy mô của Cấm thành thì hầu như không thay đổi, chỉ có các cung điện thì trải qua nhiều lần xây dựng, tu sửa, phá dỡ, hủy hoại... Cấm thành là nơi tập trung những cung điện tiêu biểu nhất của các vương triều, những sản phẩm cao cấp nhất của nền kinh tế, văn hóa của đất nước qua các thời kỳ lịch sử.
2.2.2. Tổng quan về kiến trúc Hoàng thành Thăng Long
Về vị trí, kinh thành Thăng Long tọa lạc ở phía Bắc Việt Nam và được giảm dần về diện tích qua các triều đại. Ở thời Hậu Lê, hầu như không xây dựng thêm các chùa tháp mà chủ yếu là trùng tu. Thay vào đó, hàng loạt phủ đệ mới của giới quý tộc, quan lại trung ương được xây dựng, tạo ra hình ảnh một kinh thành Thăng Long đầy quyền uy, thâm nghiêm.
Về kiến trúc, trải qua thời gian và những biến cố của lịch sử, thành Thăng Long đã có nhiều thay đổi, biến dạng, nhưng đến nay vẫn còn thấy được cả di tích trên mặt đất, dưới lòng đất, di tích lịch sử cách mạng, di tích khảo cổ, di tích kiến trúc nghệ thuật. Tạo thành hệ thống các di tích được đánh giá là quan trọng bậc nhất trong hệ thống các di tích đô thị cổ, trung, cận, hiện đại của nước ta. Hiện tại, trong khu vực trung tâm Thành cổ Thăng Long – Hà Nội còn lại 5 điểm di tích nổi trên mặt đất phân bố theo trục Bắc – Nam, còn gọi là “Trục chính tâm”, “Trục ngự đạo”, gồm có: Kỳ Đài, Đoan Môn, nền điện Kính Thiên, Hậu Lâu, Bắc Môn, tường bao và kiến trúc cổng hành cung thời Nguyễn, di tích nhà và hầm D67, các công trình kiến trúc Pháp…
Kinh thành Thăng Long từ thời Lý được xây dựng theo cấu trúc ba vòng thành, gọi là “tam trùng thành quách”: vòng thành ngoài là La thành hay Đại La thành, vòng thành giữa là Hoàng thành (thời Lý – Trần – Lê gọi là Thăng Long thành, thời Lê còn gọi là Hoàng thành) và vòng thành trong cùng gọi là Cấm thành (hay Cung thành). Cấm thành từ thế kỷ 11 đến thế kỷ 18 hầu như không thay đổi và còn bảo tồn cho đến nay hai vật chuẩn rất quan trọng: Thứ nhất là nền điện Kính Thiên xây dựng thời Lê sơ (1428) trên nền điện Càn Nguyên (sau đổi tên là điện Thiên An) thời Lý, Trần. Đó vốn là vị trí của núi Nùng (Long Đỗ – Rốn Rồng), được coi là tâm điểm của Cấm thành và Hoàng thành, nơi chung đúc khí thiêng của non sông đất nước theo quan niệm phong thuỷ cổ truyền, mà di tích hiện còn là nền điện với bậc thềm và lan can đá chạm rồng thế kỷ 15. Thứ hai là cửa Đoan Môn, cửa Nam của Cấm thành thời Lý – Trần – Lê. Trên vị trí này hiện nay vẫn còn di tích cửa Đoan Môn thời Lê.
Phương Đình Nguyễn Văn Siêu (1799-1872), trong sách Đại Việt địa dư chí toàn biên có đoạn mô tả khá rõ ràng về Hoàng thành Thăng Long thời Lê: “Ở giữa là Cung thành, trong cửa Cung thành là Đoan Môn. Trong Đoan Môn là điện Thị Triều, trong điện Thị Triều là điện Kính Thiên. Bên hữu Kính Thiên là điện Chí Kính, bên tả là điện Vạn Thọ. Bên hữu Đoan Môn là Tây Trường An, bên tả là Đông Trường An, ở giữa có Ngọc Giản. Trong Hoàng thành và ngoài Cung thành ở phía Đông là Thái Miếu, sau là Đông Cung”.
2.2.3. Công tác quản lí, bảo tồn
PGS. TS Tống Trung Tín kiến nghị: Từ giá trị to lớn của khu Di sản. Giới khảo cổ học Việt Nam kiến nghị các cấp lãnh đạo có thẩm quyền tiếp tục cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đẩy mạnh việc thực hiện các khuyến nghị của UNESCO và cam kết của Chính phủ Việt Nam và UBND Thành phố Hà Nội. Kiến nghị UNESCO, ICOMOS cho phép Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội đẩy mạnh việc nghiên cứu, bảo vệ, bảo tồn, chỉnh trang toàn bộ khu Di sản, nhất là tại khu vực Trung tâm (không gian Chính điện Kính Thiên) để làm tăng thêm 3 giá trị nổi bật toàn cầu của Di sản thế giới Trung tâm Hoàng thành Thăng Long.
2.2.4. Đề xuất một số giải pháp cho công tác quản lí, bảo tồn
Để tiếp tục quản lý, bảo tồn phát huy giá trị Di sản văn hóa thế giới của Hoàng thành Thăng Long nhằm tiếp tục thực hiện theo 8 cam kết với UNESCO, ông Trương Minh Tiến - Chủ tịch Hiệp hội UNESCO Hà Nội cho rằng: tiếp tục sưu tầm, nghiên cứu và từng bước phục dựng, tái hiện các giá trị văn hóa phi vật thể đã từng diễn ra trong không gian văn hóa cung đình đặc trưng ở các thời kỳ như: Sinh hoạt Cung đình, triều nghi, thi cử, lựa chọn nhân tài, các quyết sách lớn ảnh hưởng tới phát triển quốc gia, Lễ hội quảng chiếu và các lễ hội lớn, Thiết triều, lễ Đăng quang, tế Nam Giao, Xã tắc. Những giá trị di sản văn hoá phi vật thể này là bộ phận quan yếu không thể tách rời, tạo nên giá trị riêng có của Hoàng thành Thăng long và là nguồn tài nguyên quý giá để xây dựng những sản phẩm du lịch hấp dẫn du khách.
Việc khôi phục không gian chính điện Kính Thiên và điện Kính Thiên cần đẩy nhanh tiến độ thực hiện. Trước mắt, phục dựng dưới dạng bản vẽ, hình ảnh 3D, không gian “hiện thực ảo” bằng công nghệ số với tư cách là phương án gợi mở để trao đổi, thảo luận, phản biện để tiến tới sự đồng thuận trong cộng đồng để không gian chính Điện Kính thiên và Điện Kính thiên sớm trở thành công trình hiện hữu trong di sản thế giới Hoàng thành Thăng Long.
Khẳng định Hoàng Thành Thăng Long là di sản quan trọng hàng đầu của Thủ đô, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thông tin, trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt ra 3 nội dung lớn đối với công tác bảo tồn di sản này, bao gồm: Bảo tồn khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; trưng bày các thông tin, hiện vật liên quan tới di tích và phục dựng Điện Kính Thiên.
3. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
Để giúp thế hệ sau và bạn bè quốc tế hiểu thêm về lịch sử Việt Nam cùng Hoàng thành Thăng Long, đêm tour “Giải mã Hoàng thành Thăng Long” đã được tổ chức thành công. Đây không chỉ là một sự kiện quảng bá văn hóa, du lịch mà nó còn là cách để thế hệ sau tôn vinh, tự hào về lịch sử, văn hóa của dân tộc mình.
Trải qua thăng trầm của lịch sử, chiến tranh, thuộc địa… Kinh thành Thăng Long vẫn nằm đó như một minh chứng trường tồn của lịch sử, về một thời huy hoàng đã qua đi của dân tộc. Chúng ta – thế hệ con cháu phải biết bảo tồn, gìn giữ và phát huy vẻ đẹp của Hoàng thành đến thế hệ tương lai và bạn bè quốc tế.
Khẳng định Hoàng Thành Thăng Long là di sản quan trọng hàng đầu của Thủ đô, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội thông tin, trong giai đoạn 2021 - 2025, Hà Nội đặt ra 3 nội dung lớn đối với công tác bảo tồn di sản này, bao gồm: Bảo tồn khu vực khảo cổ học 18 Hoàng Diệu; trưng bày các thông tin, hiện vật liên quan tới di tích và phục dựng Điện Kính Thiên.
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Nam, Ngọc Bích. (2022). Bảo tồn và phát huy giá trị di sản của Hoàng thành Thăng Long. NXB Báo Nhân dân. <https://special.nhandan.vn/phathuygiatridisan/index.html>.
2. TS.KTS Trần Việt Anh. (2022). Kiến trúc điện kính thiên tại Hoàng thành Thăng Long. Tạp chí kiến trúc. Số 2-2022. <https://www.tapchikientruc.com.vn/chuyen-muc/di-san-hoang-thanh-thang-long.html>
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK