Trang chủ Lớp 12 Soạn văn 12 Chân trời sáng tạo Đọc mở rộng theo thể loại Tiếng thu (Lưu Trọng Lư) Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Tiếng thu Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1: Bạn hiểu thế nào về nhan đề “Tiếng thu"? Bài thơ là lời của ai nói với ai...

Soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Tiếng thu Văn 12 Chân trời sáng tạo tập 1: Bạn hiểu thế nào về nhan đề “Tiếng thu"? Bài thơ là lời của ai nói với ai...

Phân tích và lời giải soạn bài Đọc mở rộng theo thể loại Tiếng thu SGK Ngữ văn 12 tập 1 Chân trời sáng tạo - Bài Đọc mở rộng theo thể loại Tiếng thu (Lưu Trọng Lư). Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ và cho biết chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (có từ nhân xưng rõ ràng, hoá thân vào nhân vật...Bạn hiểu thế nào về nhan đề “Tiếng thu"? Bài thơ là lời của ai nói với ai

Câu hỏi:

Câu 1

Trả lời Câu hỏi 1 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Xác định chủ thể trữ tình của bài thơ và cho biết chủ thể ấy xuất hiện theo dạng thức nào (có từ nhân xưng rõ ràng, hoá thân vào nhân vật, một chủ thể ẩn)

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ nội dung bài thơ và xác định chủ thể trữ tình

Lời giải chi tiết :

- Chủ thể ẩn

- Không trực tiếp xuất hiện mà chỉ thể hiện qua những lời nói đầy da diết, hướng đến đối tượng “em”.


Câu hỏi:

Câu 2

Trả lời Câu hỏi 2 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bạn hiểu thế nào về nhan đề “Tiếng thu”? Bài thơ là lời của ai nói với ai, nói về điều gì và bằng thái độ, giọng điệu như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ nhan đề và nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

- "Tiếng thu” của Lưu Trọng Lư là không nghe tiếng thu ấy bằng tai mà nghe bằng trí tưởng tượng, nghe vang lên trong tâm hồn, mỗi khi thấy lá ngoài đường rụng nhiều và những đám mây bàng bạc trên không… về một thời xa xưa với bao kỉ niệm.

- Lời của chủ thể trữ tình nói với “em”. “em” ở đây có thể hiểu là người thương, người mà nhân vật trữ tình hướng đến trong mọi lời tâm sự.


Câu hỏi:

Câu 3

Trả lời Câu hỏi 3 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Bài thơ được sáng tác theo thể thơ nào? Nêu một số biểu hiện về sự phù hợp giữa các yếu tố hình thức như thể thơ, từ ngữ, hình ảnh, biện pháp tu từ… với chủ đề và cảm hứng chủ đạo của tác phẩm

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

- Năm chữ

- Trong không gian mùa thu được gợi mở một cách gián tiếp ấy, hình ảnh ánh trăng cũng hiện ra thật đặc biệt, nó vẫn đẹp như vậy nhưng không gợi niềm hân hoan, vui sướng khi thưởng ngắm.

- “Dưới trăng mờ thổn thức”, câu thơ gợi cho chúng ta liên tưởng đến không gian của một đêm trăng mùa thu, và cũng như chính cái mùa của sự phôi phai thì ánh trăng cũng nồng đượm nỗi buồn.

- Ánh trăng mờ gợi cho ta liên tưởng đến một đôi mắt long lanh, ngấn lệ của một con người đa tình, đang nhớ nhung trong đau khổ, mong chờ.

- Chủ đề: mùa thu

- Cảm hứng chủ đạo: dựa trên cảnh sắc hình ảnh bình dị của mùa thu. Gợi mở cho người đọc một bức tranh mùa thu đẹp nhưng cũng mang đến cảm giác man mác buồn.


Câu hỏi:

Câu 4

Trả lời Câu hỏi 4 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Tiếng thu được sáng tác theo phong cách nào? Nêu một số biểu hiện của phong cách sáng tác được thể hiện qua văn bản

Hướng dẫn giải :

Đọc kĩ nội dung bài thơ

Lời giải chi tiết :

- Phong cách lãng mạn

- Lưu Trọng Lư đã mượn không gian, cảnh vật đặc trưng của mùa thu để thể hiện bức tranh tâm trạng đầy chân thực và sống động, đó chính là tâm trạng u buồn, có chút da diết, khắc khoải cảm xúc của nhân vật trữ tình.


Câu hỏi:

Câu 5

Trả lời Câu hỏi 5 trang 19 SGK Văn 12 Chân trời sáng tạo

Tìm đọc bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến). Chỉ ra và lí giải sự khác biệt giữa hai bài Thu vịnh và Tiếng thu ở các khía cạnh sau:

a. Cách cảm nhận và gợi tả bức tranh mùa thu.

b. Cách thể hiện tình cảm, tâm trạng của chủ thể trữ tình.

Hướng dẫn giải :

- Đọc kĩ nội dung bài thơ

- Tìm đọc bài thơ Thu vịnh (Nguyễn Khuyến)

Lời giải chi tiết :

Phương diện so sánh

Thu vịnh

Tiếng thu

Từ ngữ

gợi tả, ước lệ

giản dị, quen thuộc, tả thực

Nhịp điệu

chậm rãi với âm hưởng trang nhã, nhịp 4/3 ; 2/2/3

âm điệu thổn thức, nhịp 3/2

Hình tượng

mùa thu thanh cao và tĩnh lặng với trời xanh, nước xanh, cây xanh

Lá vàng, hơi hướng tả thực, mới lạ

Cảm xúc, tâm trạng của chủ thể trữ tình

Những rung động của tâm hồn Nguyễn Khuyến trước cảnh đẹp mùa thu, ngập ngừng bày tỏ một nỗi niềm thầm kín trước thời cuộc.

Những rung động của tâm hồn khi thấy mùa thu mơ màng bất tận của người thi sĩ đồng thời cũng cho chúng ta thấy được nỗi lòng của người cô phụ đối người chồng nơi chinh chiến.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 12

Lớp 12 - Năm cuối của thời học sinh, với nhiều kỳ vọng và áp lực. Đừng quá lo lắng, hãy tự tin và cố gắng hết sức mình. Thành công sẽ đến với những ai nỗ lực không ngừng!

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK