Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo Chương 2. Nitrogen và sulfur Bài 5. Một số hợp chất với oxygen của nitrogen trang 22, 23, 24 SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo: Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây?...

Bài 5. Một số hợp chất với oxygen của nitrogen trang 22, 23, 24 SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo: Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây?...

Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH < 5, 6. Giải và trình bày phương pháp giải 5.1, 5.2, 5.3, 5.4, 5.5, 5.6, 5.7, 5.8, 5.9, 5.10, 5.11, 5.12 - Bài 5. Một số hợp chất với oxygen của nitrogen trang 22, 23, 24 SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Chương 2. Nitrogen và sulfur. D. Cl2, CH4, SO2. : Các oxide của nitrogen (NOx) và sulfur dioxide (SO2) trong khí quyển gây nên hiện

Câu hỏi:

5.1

Hiện tượng mưa acid

A. là hiện tượng sẵn có trong tự nhiên.

B. xảy ra do sự bốc hơi của nước rồi ngưng tụ.

C. xảy ra khi nước mưa có pH

D. xảy ra khi nước mưa có pH

Hướng dẫn giải :

Mưa acid là hiện tượng nước mưa có pH

Khi các khí sulfur dioxide, nitrogen dioxide bị oxi hóa và bị hòa tan trong nước tạo thành dung dịch acid HNO3 và H2SO4, làm nước mưa có độ pH

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng mưa acid xảy ra khi nước mưa có pH

→ Chọn D.


Câu hỏi:

5.2

Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí nào sau đây?

A. SO2, NO, NO2.

B. NO, CO, CO2.

C. CH4, HCl, CO.

D. Cl2, CH4, SO2.

Hướng dẫn giải :

Các oxide của nitrogen (NOx) và sulfur dioxide (SO2) trong khí quyển gây nên hiện tượng mưa acid.

Lời giải chi tiết :

Hiện tượng mưa acid là do không khí bị ô nhiễm bởi các khí SO2, NO, NO2.

→ Chọn A.


Câu hỏi:

5.3

Cho phản ứng: Fe3O4 + HNO3→ Fe(NO3)3 + NO↑ + H2O

Hệ số tỉ lượng của HNO3 trong phương trình hoá học trên là

A. 4.B. 1.C. 28. D. 10.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng phương pháp thăng bằng electron để cân bằng phương trình trên.

Lời giải chi tiết :

image

Phương trình: 3Fe3O4 + 28HNO3→ 9Fe(NO3)3 + NO↑ + 14H2O

→ Chọn C.


Câu hỏi:

5.4

Cho phản ứng: aFe + bHNO3 → cFe(NO3)3 + dNO↑ + eH2O

Hệ số tỉ lượng a, b, c, d, e là những số nguyên dương có tỉ lệ tối giản. Tổng (a + b) bằng

A. 3. B. 5. C. 4. D. 6.

Hướng dẫn giải :

Sử dụng phương pháp thăng bằng electron để cân bằng phương trình trên.

Lời giải chi tiết :

\[\begin{array}{l}\mathop {{\rm{Fe}}}\limits^0 {\rm{ }} + {\rm{ H}}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 5} {{\rm{O}}_{\rm{3}}} \to {\rm{ }}\mathop {{\rm{Fe}}}\limits^{ + 3} {\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)_{\rm{3}}} + {\rm{ }}\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 2} {\rm{O}} \uparrow {\rm{ }} + {\rm{ }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\\{\rm{ }} \times {\rm{1}}\left| {\mathop {{\rm{Fe}}}\limits^0 {\rm{ }} \to \mathop {{\rm{Fe}}}\limits^{ + 3} {\rm{ + 3e}}} \right.\\{\rm{ }} \times {\rm{1}}\left| {\mathop {\rm{N}}\limits^{ + 5} {\rm{ + 3e }} \to \mathop {\rm{N}}\limits^{ + 2} } \right.\end{array}\]

Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O

→ Chọn B.


Câu hỏi:

5.5

Phú dưỡng là hiện tượng xảy ra do sự gia tăng hàm lượng của nguyên tố nào trong nước?

A. Fe, Mn. B. N, P. C. Ca, Mg. D. Cl, F.

Hướng dẫn giải :

Phú dưỡng là hiện tượng ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng (nitrogen, phosphorus).

Lời giải chi tiết :

Phú dưỡng là hiện tượng xảy ra do sự gia tăng hàm lượng của nguyên tố nitrogen, phosphorus trong nước.

→ Chọn B.


Câu hỏi:

5.6

Hãy đề xuất một số biện pháp làm giảm tác hại của mưa acid đối với đời sống của thực vật, vật nuôi và con người.

Hướng dẫn giải :

Đưa ra các biện pháp làm giảm lượng khí thải gây nên mưa acid.

Lời giải chi tiết :

Có rất nhiều biện pháp để giảm thiểu tác hại của mưa acid, trong đó vấn đề cốt lõi nhất là ý thức của con người.

Một số giải pháp có thể kể đến như:

- Không sử dụng nước mưa trong sinh hoạt hằng ngày.

- Xây dựng quy trình xử lý khí thải.

- Kiểm soát lượng khí thải của phương tiện giao thông, phương tiện vận hành bằng động cơ nhằm làm giảm lượng khí thải có chứa các oxide của nitrogen.

- Loại bỏ triệt để nitrogen, lưu huỳnh có trong than đá và dầu mỏ trước khi đưa vào sử dụng.

- Chuyển sang xu hướng sử dụng các loại năng lượng, nhiên liệu thân thiện với môi trường.

- Giáo dục, tuyên truyền nhằm giúp người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường.


Câu hỏi:

5.7

Giải thích vì sao người ta dùng chai có màu tối để chứa và bảo quản dung dich nitric acid.

Hướng dẫn giải :

Những hóa chất dễ bị biến đổi bởi ánh sáng được đựng trong lọ tối màu.

Lời giải chi tiết :

Nitric acid tinh khiết kém bền. Dưới tác dụng của ánh sáng, một phần nitric acid bị phân hủy tạo thành nitrogen dioxide.

\[{\rm{4HN}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}} \to {\rm{4N}}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \uparrow {\rm{ + 2}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O + }}{{\rm{O}}_{\rm{2}}} \uparrow \]


Câu hỏi:

5.8

Sơ đồ quy trình dưới đây mô tả các bước trong quá trình sản xuất phân bón (Z). Hãy xác định các chất (X), (T), (Y), (Q), (Z). Viết các phản ứng hoá học xảy ra.

image

Hướng dẫn giải :

Các phản ứng tạo acid Y là quy trình sản xuất nitric acid (HNO3) từ ammonia (NH3).

Hợp chất Q là ammonia (NH3).

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

5.9

Hãy sắp xếp theo đúng trình tự diễn biến quá trình hình thành hiện tượng phú dưỡng.

Tên quá trình

Thứ tự

Thực vật chết.

?

Thiếu oxygen.

?

Thiếu ánh sáng mặt trời và oxygen nên tảo, thực vật và cá chết.

?

Vi khuẩn phát triển

?

Chất dinh dưỡng rửa trôi xuống ao, hồ

?

Tảo nở hoa và thực vật phát triển

?

Hướng dẫn giải :

Phú dưỡng là hiện tượng ao, hồ dư quá nhiều các nguyên tố dinh dưỡng (nitrogen, phosphorus).

Lời giải chi tiết :

Tên quá trình

Thứ tự

Thực vật chết.

(6)

Thiếu oxygen.

(5)

Thiếu ánh sáng mặt trời và oxygen nên tảo, thực vật và cá chết.

(3)

Vi khuẩn phát triển

(4)

Chất dinh dưỡng rửa trôi xuống ao, hồ

(1)

Tảo nở hoa và thực vật phát triển

(2)


Câu hỏi:

5.10

Tính nồng độ mol/L của dung dịch HNO3 60%, biết khối lượng riêng của dung dịch là 1,41 g/mL.

Hướng dẫn giải :

Tính nồng độ mol/L của dung dịch HNO3 theo công thức \[{{\rm{C}}_{\rm{M}}}{\rm{ = }}\frac{{\rm{n}}}{{\rm{V}}}\]

Lời giải chi tiết :

Giả sử, trong dung dịch HNO3 60% chứa 1 mol HNO3.

image


Câu hỏi:

5.11

Sơ đồ phản ứng sau đây cho thấy rõ vai trò của thiên nhiên và con người trong việc vận chuyển nitrogen từ khí quyển vào trong đất, cung cấp nguồn phân đạm cho cây cối:

image

Hãy viết phương trình hoá học của các phản ứng trong sơ đồ chuyển hoá trên.

Hướng dẫn giải :

Phản ứng (1), (2), (3) là chuỗi phản ứng tạo ra nitric acid từ nitrogen trong không khí.

Phản ứng (5), (6), (7), (8) là chuỗi phản ứng tạo ra nitric acid từ ammonia.

Lời giải chi tiết :

image


Câu hỏi:

5.12

N2O4(l) + 2N2H4(l) → 3N2(g) + 4H2O(g)

Biết enthalpy tạo thành chuẩn của các chất được trình bày trong bảng sau:

Chất

N2O4(l)

N2H4(l)

H2O(g)

\[{\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{298}^0\](kJ/mol)

-19,56

50,63

-241,82

a) Tính nhiệt đốt cháy 1 kg hỗn hợp lỏng gồm N2O4 và N2H4.

b) Tại sao hỗn hợp lỏng (N2O4 và N2H4) được dùng làm nhiên liệu tên lửa?

Hướng dẫn giải :

Tính nhiệt phản ứng theo công thức: \[{\Delta _r}H_{298}^0 = \sum {\Delta _f}H_{298}^0(sp) - \sum {\Delta _f}H_{298}^0(tg)\]

Lời giải chi tiết :

\[\begin{array}{l}{\rm{a) }}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}\left( {\rm{l}} \right){\rm{ + 2}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\left( {\rm{l}} \right){\rm{ }} \to {\rm{ 3}}{{\rm{N}}_{\rm{2}}}\left( {\rm{g}} \right){\rm{ + 4}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\left( {\rm{g}} \right)\\{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}} = 4 \times {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}({{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}) - [{\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}({{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}) + 2 \times {\Delta _{\rm{f}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}}({{\rm{N}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}})]\\{\rm{ = }}4 \times ( - 241,82) - [( - 19,56) + 2 \times 50,63]{\rm{ = }} - 1048,98{\rm{ (kJ)}}\end{array}\]

Trong 1 kg hỗn hợp (tỉ lệ 1 mol N2O4 và 2mol N2H4), ta có: \[{{\rm{n}}_{{\rm{hh}}}} = \frac{{1000}}{{92 + 2 \times 32}} = \frac{{250}}{{39}}{\rm{ (mol)}}\]

Theo phương trình hóa học, nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 mol N2O4 và 2 mol N2H4 là 1048,98 kJ.

=> Nhiệt tỏa ra khi đốt cháy 1 kg hỗn hợp lỏng gồm N2O4 và N2H4:

\[1048,98 \times \frac{{250}}{{39}} \approx 6724,23{\rm{ (kJ)}}\]

b) Quá trình đốt cháy hỗn hợp lỏng (N2O4 và N2H4) tỏa nhiệt mạnh và giải phóng một lượng lớn khí nên hợp lỏng (N2O4 và N2H4) được dùng làm nhiên liệu tên lửa.

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK