Trang chủ Lớp 11 SBT Hóa 11 - Chân trời sáng tạo Chương 1. Cân bằng hóa học Bài Ôn tập chương I. Cân bằng hóa học trang 14, 15 SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo: Chất nào sau đây không phải chất điện li?...

Bài Ôn tập chương I. Cân bằng hóa học trang 14, 15 SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo: Chất nào sau đây không phải chất điện li?...

Nguyên lí Le Chatelier: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động đó”. Vận dụng kiến thức giải BT 1, BT 2, BT 3, BT 4, BT 5, BT 6, BT 7, BT 8, BT 9, BT 10 - Bài Ôn tập chương I. Cân bằng hóa học trang 14, 15 SBT Hóa 11 Chân trời sáng tạo - Chương 1. Cân bằng hóa học. Cho phương trình nhiệt hoá học sau...Chất nào sau đây không phải chất điện li?

Câu hỏi:

Bài tập 1

Cho phương trình nhiệt hoá học sau:

\[{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{(g) + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O(g)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{CHO(g) }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}} = - {\rm{151 kJ}}\]

Cân bằng hoá học sẽ chuyển dịch về phía tạo ra nhiều CH3CHO hơn khi

A. giảm nồng độ của khí C2H2.

B. tăng nhiệt độ của hệ phản ứng.

C. không sử dụng chất xúc tác.

D. tăng áp suất của hệ phản ứng.

Hướng dẫn giải :

Nguyên lý Le Chatelier: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động đó”.

Chiều tạo ra CH3CHO là chiều thuận.

Lời giải chi tiết :

- Khi giảm nồng độ khí C2H2, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng lượng khí C2H2, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều nghịch.

- Khi tăng nhiệt độ của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm nhiệt độ của hệ phản ứng, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thu nhiệt (chiều nghịch).

- Chất xúc tác không ảnh hưởng đến chuyển dịch cân bằng. Do đó việc sử dụng hay không sử dụng chất xúc tác, thì cân bằng đều không chuyển dịch.

- Khi tăng áp suất của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm áp suất của hệ, tức là chiều làm giảm số mol khí của hệ (chiều thuận).

→ Chọn D.


Câu hỏi:

Bài tập 2

Cho phương trình nhiệt hoá học sau:

\[{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{(g) + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O(g)}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{CHO(g) }}{\Delta _{\rm{r}}}{\rm{H}}_{{\rm{298}}}^{\rm{0}} = - {\rm{151 kJ}}\]

Biểu thức tính hằng số cân bằng Kc của phản ứng là

A. \[{{\rm{K}}_{\rm{C}}} = \frac{{{\rm{[}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{][}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O]}}}}{{{\rm{[C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{CHO]}}}}\]

B. \[{{\rm{K}}_{\rm{C}}} = \frac{{{\rm{[}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{]}}}}{{{\rm{[C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{CHO]}}}}\]

C. \[{{\rm{K}}_{\rm{C}}} = \frac{{{\rm{[C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{CHO]}}}}{{{\rm{[}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{][}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O]}}}}\]

D. \[{{\rm{K}}_{\rm{C}}} = \frac{{{\rm{[C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{CHO]}}}}{{{\rm{[}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{]}}}}\]

Hướng dẫn giải :

Tổng quát, nếu có phản ứng thuận nghịch sau:

aA+bB [\mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \] cC +dD

Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có: \[{{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[C]}}}^{\rm{c}}}{{{\rm{[D]}}}^{\rm{d}}}}}{{{{{\rm{[A]}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{[B]}}}^{\rm{b}}}}}\]

Trong đó [A], [B], [C] và [D] là nồng độ mol các chất A, B, C và D ở trạng thái cân bằng; a, b, c và d là hệ số tỉ lượng các chất trong phương trình hoá học. Chất rắn không xuất hiện trong biểu thức hằng số cân bằng.

Lời giải chi tiết :

Lời giải chi tiết :

\[{{\rm{K}}_{\rm{C}}} = \frac{{{\rm{[C}}{{\rm{H}}_{\rm{3}}}{\rm{CHO]}}}}{{{\rm{[}}{{\rm{C}}_{\rm{2}}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{][}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O]}}}}\]

→ Chọn C.


Câu hỏi:

Bài tập 3

Chất nào sau đây không phải chất điện li?

A. NaCl. B. C6H12O6. C. HNO3. D. NaOH.

Hướng dẫn giải :

Các chất điện li là chất khi tan vào nước tạo ra ion và thu được dung dịch dẫn điện (dung dịch chất điện li).

Lời giải chi tiết :

C6H12O6 không phải chất điện li vì phân tử này không có khả năng phân li thành ion trong nước.

→ Chọn B.


Câu hỏi:

Bài tập 4

Phương trình điện li nào sau đây không chính xác?

A. \[{\rm{KCl}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {{\rm{K}}^ + } + {\rm{C}}{{\rm{l}}^ - }\].

B. \[{\rm{HCOOH}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{HCO}}{{\rm{O}}^ - } + {{\rm{H}}^ + }\].

C. \[{\rm{HClO}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {{\rm{H}}^ + } + {\rm{Cl}}{{\rm{O}}^ - }\].

D. \[{\rm{Ca(OH}}{{\rm{)}}_{\rm{2}}} \to {\rm{C}}{{\rm{a}}^{2 + }} + {\rm{2O}}{{\rm{H}}^ - }\].

Hướng dẫn giải :

Chất điện li mạnh bao gồm acid mạnh, base mạnh và hầu hết các muối tan. Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh, người ta dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li.

Chất điện li yếu bao gồm các acid yếu, base yếu. Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, người ta dùng hai nửa mũi tên ngược chiều nhau.

Lời giải chi tiết :

KCl (muối tan) là chất điện li mạnh, do dó phương trình điện li của KCl phải được biểu diễn bằng một mũi tên: \[{\rm{KCl}} \to {{\rm{K}}^ + } + {\rm{C}}{{\rm{l}}^ - }\]

→ Chọn A.


Câu hỏi:

Bài tập 5

Theo thuyết Brønsted — Lowry, H2O đóng vai trò gì trong phản ứng sau?

\[{{\rm{S}}^{2 - }} + {{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{H}}{{\rm{S}}^ - } + {\rm{O}}{{\rm{H}}^ - }\]

A. Chất oxi hoá. B. Chất khử.

C. Acid. D. Base.

Hướng dẫn giải :

Theo thuyết acid, base của Bronsted – Lowry: Acid là chất cho H+ (proton), base là chất nhận proton.

Lời giải chi tiết :

Trong phản ứng trên, H2O là chất cho H+, do đó H2O là acid.

→ Chọn C.


Câu hỏi:

Bài tập 6

Cho phản ứng: \[{\rm{CO}}\left( g \right){\rm{ }} + {\rm{ }}3{{\rm{H}}_{\rm{2}}}\left( g \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\left( g \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\left( g \right)\]

Nồng độ ở trạng thái cân bằng: [CO] = 0,0613 mol/L; [H2] = 0,1839 mol/L, [CH4] = 0,0387 mol/L và [H2O] = 0,0387 mol/L. Tính hằng số cân bằng của phản ứng.

Hướng dẫn giải :

Tổng quát, nếu có phản ứng thuận nghịch sau:

aA+bB \[ \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \] cC +dD

Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có: \[{{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[C]}}}^{\rm{c}}}{{{\rm{[D]}}}^{\rm{d}}}}}{{{{{\rm{[A]}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{[B]}}}^{\rm{b}}}}}\]

Trong đó [A], [B], [C] và [D] là nồng độ mol các chất A, B, C và D ở trạng thái cân bằng; a, b, c và d là hệ số tỉ lượng các chất trong phương trình hoá học. Chất rắn không xuất hiện trong biểu thức hằng số cân bằng.

Lời giải chi tiết :

\[\begin{array}{l}{\rm{CO}}\left( g \right){\rm{ }} + {\rm{ }}3{{\rm{H}}_{\rm{2}}}\left( g \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\left( g \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\left( g \right)\\{{\rm{K}}_{\rm{C}}} = \frac{{[{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}] \times [{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O]}}}}{{[{\rm{CO}}] \times {{[{{\rm{H}}_{\rm{2}}}]}^3}}} = \frac{{0,0387 \times 0,0387}}{{0,0613 \times 0,{{1839}^3}}} \approx 3,9284\end{array}\]


Câu hỏi:

Bài tập 7

Cho phản ứng: \[{\rm{CO}}\left( g \right){\rm{ }} + {\rm{ }}3{{\rm{H}}_{\rm{2}}}\left( g \right){\rm{ }} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ C}}{{\rm{H}}_{\rm{4}}}\left( g \right){\rm{ }} + {\rm{ }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\left( g \right)\]

Cân bằng của phản ứng sẽ chuyển dịch theo chiều nào khi

a) Bơm thêm H2 vào hệ phản ứng?

b) Giảm áp suất?

Hướng dẫn giải :

Nguyên lý Le Chatelier: “Một phản ứng thuận nghịch đang ở trạng thái cân bằng khi chịu một tác động bên ngoài như biến đổi nồng độ, áp suất, nhiệt độ thì cân bằng sẽ chuyển dịch theo chiều làm giảm tác động đó”.

Lời giải chi tiết :

a) Khi bơm thêm H2 vào hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm giảm lượng khí H2, tức cân bằng chuyển dịch theo chiều thuận.

b) Khi giảm áp suất của hệ phản ứng, cân bằng chuyển dịch theo chiều làm tăng áp suất của hệ, tức là chiều làm tăng số mol khí của hệ (chiều nghịch).


Câu hỏi:

Bài tập 8

Phản ứng: \[{\rm{COC}}{{\rm{l}}_2}\left( g \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ CO}}\left( g \right){\rm{ }} + {\rm{ C}}{{\rm{l}}_2}\left( g \right)\] đạt trạng thái cân bằng ở 900 K.

Hằng số cân bằng của phản ứng có giá trị là 8,2×10-2. Giả sử nồng độ mol ở trạng thái cân bằng của CO và Cl2 là 0,150 M. Tính nồng độ mol ở trạng thái cân bằng của COCl2.

Hướng dẫn giải :

Tổng quát, nếu có phản ứng thuận nghịch sau:aA+bB \[ \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} \] cC +dD

Khi phản ứng ở trạng thái cân bằng, ta có: \[{{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ = }}\frac{{{{{\rm{[C]}}}^{\rm{c}}}{{{\rm{[D]}}}^{\rm{d}}}}}{{{{{\rm{[A]}}}^{\rm{a}}}{{{\rm{[B]}}}^{\rm{b}}}}}\]

Trong đó [A], [B], [C] và [D] là nồng độ mol các chất A, B, C và D ở trạng thái cân bằng; a, b, c và d là hệ số tỉ lượng các chất trong phương trình hoá học. Chất rắn không xuất hiện trong biểu thức hằng số cân bằng.

Lời giải chi tiết :

\[\begin{array}{l}{\rm{COC}}{{\rm{l}}_2}\left( g \right) \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {\rm{ CO}}\left( g \right){\rm{ }} + {\rm{ C}}{{\rm{l}}_2}\left( g \right)\\{\rm{ }}{{\rm{K}}_{\rm{C}}}{\rm{ }} = {\rm{ }}8,2 \times {10^{ - 2}}\\ \Leftrightarrow {\rm{ }}\frac{{{\rm{[CO][C}}{{\rm{l}}_2}{\rm{]}}}}{{{\rm{[COC}}{{\rm{l}}_2}{\rm{]}}}} = 8,2 \times {10^{ - 2}}\\ \Leftrightarrow \frac{{0,15 \times 0,15}}{{{\rm{[COC}}{{\rm{l}}_2}{\rm{]}}}}{\rm{ }} = 8,2 \times {10^{ - 2}}\\ \Rightarrow {\rm{[COC}}{{\rm{l}}_2}{\rm{]}} = \frac{{0,15 \times 0,15}}{{8,2 \times {{10}^{ - 2}}}} \approx 0,274{\rm{ (M)}}\end{array}\]


Câu hỏi:

Bài tập 9

Viết phương trình điện li (nếu có) của các chất trong dung dịch: KBr, NO2, Ca(NO3)2, NaOH, CH4, Ba(OH)2, Fe2(SO4)3, Zn(NO3)2, KI, H2S, CH2=CH-COOH, CuO.

Hướng dẫn giải :

Chất điện li mạnh bao gồm acid mạnh, base mạnh và hầu hết các muối tan. Trong phương trình điện li của chất điện li mạnh, người ta dùng một mũi tên chỉ chiều của quá trình điện li.

Chất điện li yếu bao gồm các acid yếu, base yếu. Trong phương trình điện li của chất điện li yếu, người ta dùng hai nửa mũi tên ngược chiều nhau.

Lời giải chi tiết :

- Các chất điện li mạnh: KBr, Ca(NO3)2, NaOH, Ba(OH)2, Fe2(SO4)3, Zn(NO3)2, KI.

- Các chất điện li yếu: H2S, CH2=CH-COOH.

- Các chất không điện li: NO2, CH4, CuO.

- Phương trình điện li:

\[\begin{array}{l}{\rm{KBr}} \to {{\rm{K}}^ + } + {\rm{B}}{{\rm{r}}^ - }\\{\rm{Ca}}{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)_{\rm{2}}} \to {\rm{C}}{{\rm{a}}^{2 + }} + 2{\rm{NO}}_3^ - \\{\rm{NaOH}} \to {\rm{N}}{{\rm{a}}^ + } + {\rm{O}}{{\rm{H}}^ - }\\{\rm{Ba}}{\left( {{\rm{OH}}} \right)_{\rm{2}}} \to {\rm{B}}{{\rm{a}}^ + } + 2{\rm{O}}{{\rm{H}}^ - }\\{\rm{F}}{{\rm{e}}_{\rm{2}}}{\left( {{\rm{S}}{{\rm{O}}_{\rm{4}}}} \right)_{\rm{3}}} \to 2{\rm{F}}{{\rm{e}}^{3 + }} + 3{\rm{SO}}_4^{2 - }\\{\rm{Zn}}{\left( {{\rm{N}}{{\rm{O}}_{\rm{3}}}} \right)_{\rm{2}}} \to {\rm{Z}}{{\rm{n}}^{2 + }} + 2{\rm{NO}}_3^ - \\{\rm{KI}} \to {{\rm{K}}^ + } + {{\rm{I}}^ - }\\{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{S}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {{\rm{H}}^ + } + {\rm{H}}{{\rm{S}}^ - }\\{\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = CH - COOH}} \mathbin{\lower.3ex\hbox{$\buildrel\textstyle\rightarrow\over{\smash{\leftarrow}\vphantom{_{\vbox to.5ex{\vss}}}}$}} {{\rm{H}}^ + } + {\rm{C}}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{ = CH - CO}}{{\rm{O}}^ - }\end{array}\]


Câu hỏi:

Bài tập 10

Trộn lẫn V mL dung dịch NaOH 0,01 M với V mL dung dịch HCl 0,03 M thu được 2V mL dung dịch Y. Tính pH của dung dịch Y.

Hướng dẫn giải :

pH = -lg[H+]. Với [H+] là nồng độ ion H+ trong dung dịch.

Lời giải chi tiết :

\[\begin{array}{l}{{\rm{n}}_{{\rm{HCl}}}}{\rm{ = 0,03V (mol)}}\\{{\rm{n}}_{{\rm{NaOH}}}}{\rm{ = 0,01V (mol)}}\\{\rm{NaOH + HCl}} \to {\rm{NaCl + }}{{\rm{H}}_{\rm{2}}}{\rm{O}}\\{\rm{0,01V 0,03V (mol)}}\end{array}\]

\[\frac{{{{\rm{n}}_{{\rm{HCl}}}}}}{{\rm{1}}} > \frac{{{{\rm{n}}_{{\rm{NaOH}}}}}}{{\rm{1}}}{\rm{ }} \Rightarrow \]NaOH hết, HCl dư.

\[ \Rightarrow \]nHCl dư = 0,03V – 0,01V = 0,02V (mol)

\[\begin{array}{l} \Rightarrow {\rm{[HCl] = }}\frac{{{\rm{0,02V}}}}{{{\rm{2V}}}}{\rm{ = 0,01 (M)}}\\{\rm{HCl }} \to {\rm{ }}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}{\rm{ + C}}{{\rm{l}}^ - }\\0,01{\rm{ }} \to {\rm{0,01 (M)}}\\ \Rightarrow {\rm{[}}{{\rm{H}}^{\rm{ + }}}{\rm{] = 0,01 = 1}}{{\rm{0}}^{ - 2}}{\rm{(M)}}\\ \Rightarrow {\rm{pH = - log(1}}{{\rm{0}}^{ - 2}}{\rm{) = 2}}\end{array}\]

Dụng cụ học tập

Học Hóa học cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như ống nghiệm, hóa chất, bếp đun.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Hóa học là môn khoa học nghiên cứu về thành phần, cấu trúc, tính chất và sự biến đổi của vật chất. Với vai trò là "khoa học trung tâm", hóa học liên kết các ngành khoa học khác và là chìa khóa cho nhiều công nghệ hiện đại.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK