Trang chủ Lớp 11 SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo Chương III. Điện trường Trắc nghiệm trang 39, 40, 41, 42 SBT Vật lý 11 - Chân trời sáng tạo: Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?...

Trắc nghiệm trang 39, 40, 41, 42 SBT Vật lý 11 - Chân trời sáng tạo: Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?...

Áp dụng lí thuyết về điện tích. Vận dụng kiến thức giải Trắc nghiệm - Bài 11. Định luật Coulomb về tương tác tĩnh điện trang 39, 40, 41, 42 - SBT Vật lý 11 Chân trời sáng tạo.

11.1

Đề bài:

Điện tích của một electron có giá trị bằng bao nhiêu?

A. 1,6.10-19 C.

B. -1,6.10-19 C.

C. 3,2.10-19 C.

D. -3,2.10-19 C.

Phương pháp giải

Áp dụng lý thuyết về điện tích

Lời giải chi tiết:

Điện tích của một electron có giá trị bằng -1,6.10-19 C.

Đáp án B

11.2

Đề bài:

Thông thường sau khi sử dụng khăn lông để lau mắt kính ta thấy sẽ có một vài mảnh vụn của lông tơ còn bám lại trên kính, đó là hiện tượng nhiễm điện do

A. hưởng ứng.

B. tiếp xúc.

C. cọ xát.

D. khác cấu tạo vật chất.

Phương pháp giải

Áp dụng lý thuyết về hiện tượng nhiễm điện

Lời giải chi tiết:

Hiện tượng nhiễm điện do cọ xát.

Đáp án C

11.3

Đề bài:

Công thức nào dưới đây xác định độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1, q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không, với \(k = {9.10^9}.\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\) là hằng số Coulomb?

A. \(F = \frac{{{r^2}}}{{k\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}\)

B. \(F = {r^2}\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{k}\)

C. \(F = \frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{k{r^2}}}\)

D. \(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\)

Phương pháp giải

Áp dụng công thức định luật Coulomb

Lời giải chi tiết:

\(F = k\frac{{\left| {{q_1}{q_2}} \right|}}{{{r^2}}}\) xác định độ lớn lực tương tác tĩnh điện giữa hai điện tích điểm q1, q2 đặt cách nhau một khoảng r trong chân không, với \(k = {9.10^9}.\frac{{N{m^2}}}{{{C^2}}}\) là hằng số Coulomb

Đáp án D

11.4

Đề bài:

Trong các hình biểu diễn lực tương tác tĩnh điện giữa các điện tích (có cùng độ lớn điện tích và đứng yên) dưới đây. Hình nào biểu diễn không chính xác?

Phương pháp giải

Áp dụng lý thuyết về hai loại điện tích

Lời giải chi tiết:

Hai điện tích cùng dấu thì đẩy nhau, trái dấu thì hút nhau.

Đáp án A

11.5

Đề bài:

Xét hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy. Khẳng định nào sau đây là đúng?

A. q1>0 và q2<0

B. q1<0 và q2>0.

C. q1q2>0.

D. q1q2<0.

Phương pháp giải

Áp dụng lý thuyết về hai loại điện tích

Lời giải chi tiết:

Đối với hai điện tích điểm q1 và q2 có tương tác đẩy, nghĩa là chúng mang điện tích cùng dấu với nhau, do đó q1q2>0

11.6

Đề bài:

Xét ba điện tích q0, q1 và q2 đặt tại ba điểm khác nhau trong không gian. Biết lực do q1 và q2 tác dụng lên q0 lần lượt là \(\overrightarrow {{F_{10}}} \)và \(\overrightarrow {{F_{20}}} \). Biểu thức nào sau đây xác định lực tĩnh điện tổng hợp tác dụng lên điện tích q0 ?

image

Phương pháp giải

Áp dụng nguyên lý tổng hợp lực

Lời giải chi tiết:

Theo nguyên lý tổng hợp lực nên công thức đúng là \(\overrightarrow {{F_0}} = \overrightarrow {{F_{10}}} + \overrightarrow {{F_{20}}} \)

Đáp án B

11.7

Đề bài:

Hai điện tích điểm có độ lớn không đổi được đặt trong cùng một môi trường có hằng số điện môi là ε, nếu tăng khoảng cách giữa hai điện tích lên 2 lần thì lực tương tác giữa chúng sẽ

A. tăng 2 lần.

B. giảm 2 lần.

C. tăng 4 lần.

D. giảm 4 lần.

Phương pháp giải

Sử dụng mối quan hệ giữa lực và khoảng cách giữa hai điện tích

Lời giải chi tiết:

Vì \(F \sim \frac{1}{{{r^2}}}\)nên khi khoảng cách giữa chúng tăng 2 lần thì lực tương tác sẽ giảm 4 lần.

Đáp án D

11.8

Đề bài:

Đưa một thanh kim loại tích điện dương lại gần một chiếc đĩa chưa tích điện và cô lập về điện thì

A. điện tích của đĩa sẽ thay đổi hoặc bằng 0 , phụ thuộc vào khoảng cách giữa thanh kim loại và đĩa.

B. điện tích của đĩa vẫn bằng 0 .

C. đĩa tích điện dương.

D. đĩa tích điện âm.

Phương pháp giải

Sử dụng lý thuyết tương tác giữa các điện tích

Lời giải chi tiết:

Khi đưa một thanh kim loại tích điện dương lại gần một vị trí trên đĩa thì đĩa sẽ bị nhiễm điện do hưởng ứng ở hai đầu, tuy nhiên xét cả đĩa thì điện tích của đĩa không thay đổi.

Đáp án B

11.9

Đề bài:

Hai điện tích điểm cùng độ lớn 10-9 C đặt trong chân không. Khoảng cách giữa chúng bằng bao nhiêu để lực tĩnh điện giữa chúng có độ lớn 2,5.10-6 N ?

A. 0,06 cm.

B. 6 cm.

C. 36 cm.

D. 6m.

Phương pháp giải

Áp dụng định luật Coulomb

Lời giải chi tiết:

Ta có \(F = k\frac{{{q^2}}}{{{r^2}}} \Rightarrow r = \sqrt {\frac{k}{F}} \left| q \right| = \sqrt {\frac{{{{9.10}^9}}}{{2,{{5.10}^{ - 6}}}}} {.10^{ - 9}} = 0,06m\)

11.10

Đề bài:

Mỗi hại bụi li ti trong không khí mang điện tích q=−9,6⋅10−13C. Hỏi mỗi hại bụi ấy thừa hay thiếu bao nhiêu electron? Biết điện tích electron có độ lớn là 1,6.10-19 C.

A. Thừa 6,106 hạt.

B. Thừa 6.105 hạt.

C. Thiếu 6,106 hạt.

D. Thiếu 6.105 hạt.

Phương pháp giải

Áp dụng công thức tính số hạt

Lời giải chi tiết:

Số electron là: \({N_e} = \left| {\frac{q}{e}} \right| = \left| {\frac{{ - 9,{{6.10}^{ - 13}}}}{{ - 1,{{6.10}^{ - 19}}}}} \right| = {6.10^6}\) hạt. Vì q < 0 nên hạt bụi thừa 6.106 hạt electron.

Đáp án A

11.11

Đề bài:

Hai điện tích điểm +2Q và -Q được đặt cố định tại hai điểm như Hình 11.1. Phải đặt điện tích q0 ở trị trí nào thì lực điện do +2Q và -Q tác dụng lên điện tích q0 có thể cân bằng nhau?

image

A. Vị trí (1).

B. Vị trí (2).

C. Vị trí (3).

D. Vị trí (4)

Phương pháp giải

Áp dụng lý thuyết tương tác giữa hai loại điện tích

Lời giải chi tiết:

Vì hai điện tích trái dấu, nên lực do mỗi điện tích tác dụng lên điện tích q0 chỉ ngược chiều khi đặt q0 trên đường thẳng nối hai điện tích và nằm ngoài khoảng giữa hai điện tích và gần điện tích có độ lớn yếu hơn (gần điện tích -Q hơn). Gọi r1, r2 là khoảng cách từ điện tích q1=2Q, q2=−Q đến điện tích q0 và r là khoảng cách giữa hai điện tích ấy.

Vì lực do q1 và q2 tác dụng lên q0 cân bằng nhau nên:

\({F_{10}} = {F_{20}} \Rightarrow \frac{{\left| {{q_1}} \right|}}{{r_1^2}} = \frac{{\left| {{q_2}} \right|}}{{r_2^2}} \Rightarrow {r_1} = \sqrt 2 {r_2}\)

Mà \({r_1} = {r_2} + r \Rightarrow {r_2} = \frac{r}{{\sqrt 2 - 1}} > r\)

Đáp án D

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK