Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiều bài dùng…...và….. để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề….. (một ý kiến, một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với ....
Xem lại khái niệm về nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học là kiều bài dùng lý lẽ và bằng chứng để bàn luận, làm sáng tỏ một vấn đề xã hội (một ý kiến, một tư tưởng đạo lý hay một hiện tượng xã hội) được đặt ra trong tác phẩm văn học và giàu ý nghĩa đối với cuộc sống.
Bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học cần đáp ứng những yêu cầu nào về đặc điểm kiểu bài?
Đọc lại kiến thức khi làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
Yêu cầu đối với kiểu bài:
- Có luận điểm rõ ràng, chặt chẽ, thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề.
- Đưa ra hệ thống lý lẽ, bằng chứng thuyết phục, chính xác, tin cậy, thích hợp, đầy đủ để làm sáng tỏ luận điểm.
- Nêu và phân tích, trao đổi về các ý kiến trái chiều.
- Bố cục bài viết gồm 3 phần:
+Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.
+Thân bài:
Giải thích được vấn đề cần bàn luận;
Trình bày hệ thống luận điểm, lý lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ quan điểm của người viết;
Phản biện các ý kiến trái chiều.
- Kết bài:
Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.
Đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp.
Hoàn thành sơ đồ bố cục bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học sau (làm vào vở)
Đọc lại kiến thức khi làm bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học
+Mở bài: Giới thiệu về vấn đề nghị luận xã hội cần bàn luận, thể hiện rõ quan điểm của người viết về vấn đề.
+Thân bài:
Giải thích được vấn đề cần bàn luận;
Trình bày hệ thống luận điểm, lý lẽ, bằng chứng để làm sáng tỏ quan điểm của người viết;
Phản biện các ý kiến trái chiều.
- Kết bài:
Khẳng định lại quan điểm của người viết về vấn đề.
Đưa ra những đề xuất giải pháp phù hợp.
Dựa vào mẫu bảng kiểm nêu ở Bài 2. Hành trang vào tương lai (Ngữ văn 11, tập một), thiết kế bảng kiểm đánh giá kĩ năng viết bài văn nghị luận về một vấn đề xã hội trong tác phẩm văn học.
Xem lại mẫu bảng kiểm nêu ở Bài 2. Hành trang vào tương lai (Ngữ văn 11, tập một)
Nội dung kiểm tra |
Đạt |
Chưa đạt |
|
Mở bài |
Giới thiệu được vấn đề xã hội cần bàn luận trong tác phẩm. |
X |
|
Nêu khái quát quan điểm của người viết về vấn đề cần bàn luận. |
X |
||
Thân bài |
Giới thiệu tác giả, tác phẩm, vấn đề nghị luận xã hội.(Vấn đề NLXH được tác giả diễn đạt như thế nào trong tác phẩm) |
X |
|
Giải thích được vấn đề cần bàn luận. |
X |
||
Trình bày được hệ thống luận điểm thể hiện quan điểm của người viết về vấn đề xã hội đó (Biểu hiện? Ở đâu? Bao giờ? Ý nghĩa) |
X |
||
Nêu được lý lẽ thuyết phục, đa dạng, để làm sáng tỏ luận điểm |
x |
||
Nêu được bằng chứng đầy đủ, phù hợp, xác đáng để làm sáng tỏ lý lẽ. .(Lấy dẫn chứng ngoài đời sống để thuyết phục) |
X |
||
Trao đổi với các ý kiến trái chiều một cách hợp lý. |
X |
||
Rút ra bài học cho bản thân và góc nhìn thời đại (ý nghĩa về mặt nhận thức, lối sống, phương hướng hành động,...) |
X |
||
Kết bài |
Khẳng định lại quan điểm của bản thân |
X |
|
Đề xuất giải pháp, bài học phù hợp |
X |
||
Kỹ năng trình bày, diễn đạt |
Có mở bài, kết bài gây ấn tượng |
X |
|
Sắp xếp luận điểm. lý lẽ, bằng chứng hợp lý. |
X |
||
Diễn đạt rõ ràng, rành mạch, không mắc lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp. |
X |
||
Điểm sáng tạo |
x |
Câu lạc bộ Văn học của trường bạn tổ chức cuộc thi viết để chào mừng ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh 26/3. Hãy viết văn bản nghị luận về vấn đề xã hội được gợi ra từ một trong ba truyện ngắn đã học trong sách giáo khoa hoặc từ một tác phẩm màu học mà bạn yêu thích (thơ, truyện ngắn, kịch bản văn học,...) để tham gia cuộc thi này.
Dựa vào kiến thức phần hướng dẫn viết
Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân thể hiện qua văn bản Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài (Nguyễn Huy Tưởng).
Gợi ý làm bài:
1. Mở bài:
- Giới thiệu vấn đề: Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật của muôn đời và lợi ích thiết thực của đời sống nhân dân.
- Trong văn bản “Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài”, mâu thuẫn này được thể hiện rất rõ qua nhân vật Vũ Như Tô.
2. Thân bài:
- Giới thiệu tác giả Nguyễn Huy Tưởng, tác phẩm Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài.
- Quan niệm nghệ thuật thuần túy, cao siêu được đại diện bởi kiến trúc sư tài ba Vũ Như Tô. Ông chỉ muốn đem cái đẹp đến muôn đời sau nhưng ông sai lầm ở chỗ lại mượn tay bọn bạo chúa để thực hiện mơ ước ấy → bóc lột nhân dân, đi ngược lại lợi ích nhân dân.
- Giải thích vấn đề:
- Quan niệm nghệ thuật của muôn đời: là sự cắt nghĩa thế giới và con người vốn có hình thức nghệ thuật, mang sự sáng tạo, tính thời đại và có khả năng thể hiện chiều sâu nào đó của cuộc sống.
- Lợi ích thiết thực của nhân dân là sự thỏa mãn những nhu cầu phù hợp với thực tế hiện tại của người dân (cơm áo, hạnh phúc,...)
→ Nghệ thuật dù có đẹp đến đâu cũng phải phù hợp với lợi ích của nhân dân.
- Biểu hiện: Vũ Như Tô là một người nghệ sĩ tài ta. Ông có nhân cách lớn, có hoài bão, có lý tưởng nghệ thuật của riêng mình. Ông đứng trên lập trường của người nghệ sĩ nhưng không đứng trên lập trường của nhân dân. Đan Thiềm cũng yêu cái đẹp, biệt nhỡn nhân tài nên khích lệ Vũ Như Tô mượn tay Lê Tương Dực xây Cửu Trùng Đài. Cả hai đều muốn đem cái đẹp lưu truyền đến muôn đời nhưng lại gieo nỗi thống khổ của nhân dân , vô tình đẩy mình thành kẻ thù của nhân dân lao động. Kết quả, Cửu Trùng Đài bị phá hủy, Đan Thiềm bỏ trốn, Vũ Như Tô phải trả giá bằng mạng sống của mình.
→Cái đẹp bắt nguồn từ hiện thực. Cái đẹp được hình thành và để cho mọi người có thể chiêm ngưỡng, nhận xét, hướng đến tính hoàn thiện, hoàn mỹ. Đến ngày nay, hoạt động nghệ thuật vẫn được tiếp tục và được nhân dân đón nhận. Tuy nhiên, những tác phẩm không phù hợp, đi ngược lại giá trị truyền thống, tiêu cực thì vẫn bị bài trừ, bị chỉ trích.
- Ý nghĩa:
+Mâu thuẫn giữa quan niệm nghệ thuật muôn đời và lợi ích thiết thực của nhân dân chính là mâu thuẫn giữa cái đẹp và cuộc sống.
+Quan niệm về nghệ thuật phù hợp với lợi ích của nhân dân sẽ giúp cho hình ảnh người nghệ sĩ tốt đẹp hơn trong lòng mọi người, giúp cho tác phẩm được mọi người đón nhận, thậm chí được chính người dân khen ngợi, lưu truyền.
→ Nghệ thuật đích thực thì phải thống nhất với quyền lợi con người thì mới có thể thăng hoa và tồn tại được. Đó chính là nghệ thuật vị nhân sinh.
- Bài học:
+Cái đẹp phải phù hợp với tình cảm, thị hiếu và lý tưởng thẩm mỹ của thời đại. Cái đẹp phải gắn liền với sự tiến bộ, cách mạng và mang tính nhân văn.
+Sản phẩm nghệ thuật bị ảnh hưởng bởi nhân cách người nghệ sĩ, Do đó, người nghệ sĩ không chỉ rèn luyện mỗi cái tài của mình mà còn phải rèn luyện đạo đức bản thân mình, bài trừ tính xu nịnh, lố lăng, khoa trương tầm thường.
3. Kết bài:
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận và quan điểm của bản thân.
- Liên hệ bản thân và đời sống.
Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.
Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆTLớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK