Trang chủ Lớp 11 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo Bài Tiếng Việt trang 38 Bài Tiếng Việt trang 38 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo: Chắc anh đóng ở gần đây?...

Bài Tiếng Việt trang 38 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo: Chắc anh đóng ở gần đây?...

Đọc lại kiến thức về Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói. Hướng dẫn soạn Câu 1, 2, 3, 4 - Bài Tiếng Việt trang 38 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo - Bài Tiếng Việt trang 38 SBT Văn 11 - Chân trời sáng tạo. Dựa vào phần tri thức về Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói (Ngữ văn 11, tập một, tr. 58), bạn hãy lập một bảng kiểm để nhận diện ngôn ngữ nói...Chắc anh đóng ở gần đây?

Câu hỏi:

Câu 1

Dựa vào phần tri thức về Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói (Ngữ văn 11, tập một, tr. 58), bạn hãy lập một bảng kiểm để nhận diện ngôn ngữ nói.

Hướng dẫn giải :

Đọc lại kiến thức về Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

Có/không

Đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.

Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ châm xen, đưa đẩy,...

Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp.

Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: Nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…


Câu hỏi:

Câu 2

Lời thoại của các nhân vật trong đoạn trích dưới đây có những đặc điểm nào của ngôn ngữ nói

- Chắc anh đóng ở gần đây?

- Chả gần lắm, tận xóm Đượm.

- Bao xa anh?

- Giang không phải người đây à?

- Vâng, em mới Hà Nội lên

- Giang đáp, và chợt cô rủ tôi:

- Nhà em đang trọ ở ngay kia, anh vào nghỉ một lát.

Tôi do dự:

- Chín giờ, đơn vị điểm danh rồi... mà còn non chục cây.

- Còn sớm, mới sáu giờ kém mà, anh.

(Bảo Ninh, Giang)

Hướng dẫn giải :

Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ nói

Lời giải chi tiết :

Đặc điểm cơ bản của ngôn ngữ nói

Đoạn trích

Đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện trực tiếp tình cảm, thái độ của người nói.

- Có thể hình dung về ngữ điệu trong lời thoại của các nhân vật khi thực hiện đoạn đối thoại ở dạng nói.

- Các lời thoại đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói.

Thường sử dụng khẩu ngữ, từ địa phương, tiếng lóng, trợ từ, thán từ, từ ngữ châm xen, đưa đẩy,...

Sử dụng khẩu ngữ (chả, non), trợ từ (à, mà), thán từ (vâng)...

Thường sử dụng cả câu tỉnh lược và câu có yếu tố dư thừa, trùng lặp.

Sử dụng câu tỉnh lược, ví dụ: Chả gần lắm, tận xóm Đượm

Kết hợp với các phương tiện phi ngôn ngữ như: Nét mặt, ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ,…

Có mô tả về trạng thái tâm lý của nhân vật (có thể thể hiện qua ngôn ngữ, nét mặt, ánh mắt,...): do dự.


Câu hỏi:

Câu 3

Lời của nhân vật (phần in đậm) trong các đoạn trích sau đây có mang đặc điểm của ngôn ngữ nói không? Vì sao?

a.

Cúc Hoa nấu chẳng được cơm,

Lửa lên lại tắt hai hàng châu sa.

Trạng nguyên nhân lúc đi qua,

Bày mưu bày chước dạy qua lời này:

Vừa ăn vừa nấu mới hay, ứng tạo

Thuở xưa nuôi mẹ nuôi thấy làm sao?

(Truyện thơ Nôm khuyết danh, Tổng Trấn Các Hoa)

b.

Công chúa ren rén thưa liền,

Tôi đâu có dám tranh quyền chính thê

Cho nên chẳng nấu làm chi,

Xin chàng trao vị chính thê cho nàng!

(Truyện thơ Nôm khuyết danh, Tống Trân Cúc Hoa)

Hướng dẫn giải :

Đọc lại kiến thức về đặc điểm của ngôn ngữ nói

Lời giải chi tiết :

Lời của nhân vật trong các đoạn trích đã cho mang một số đặc điểm của ngôn ngữ nói. Trong lời thoại có từ ngữ thường được dùng trong khẩu ngữ (làm sao, đâu có dám), từ ngữ địa phương (làm chi), những câu thường dùng trong lời nói hằng ngày (ví dụ: Thuở xưa nuôi mẹ nuôi thấy làm sao?). Tuy nhiên, vì đây là lời của nhân vật trong truyện thơ, có thể bị chi phối bởi vẫn điệu nên sẽ không phản ánh một cách sinh động, chân thật ngôn ngữ nói trong đời sống hằng ngày.


Câu hỏi:

Câu 4

Tìm hai trường hợp ngôn ngữ nói được ghi lại bằng chữ viết và chỉ ra những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói trong các trường hợp này.

Hướng dẫn giải :

Sưu tầm trên sách, báo, internet,...

Lời giải chi tiết :

- Ví dụ:

Lấy chồng chung

Kẻ đắp chăn bông kẻ lạnh lùng,

Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.

Năm chừng mười hoạ hay chăng chớ,

Một tháng đôi lần có cũng không.

Cố đấm ăn xôi xôi lại hỏng,

Cầm bằng làm mướn mướn không công.

Nỗi này ví biết dường này nhỉ,

Thời trước thôi đành ở vậy xong.

(Hồ Xuân Hương)

- Những dấu hiệu nhận biết ngôn ngữ nói:

Ngôn ngữ nói được sử dụng trong câu thơ “Chém cha cái kiếp lấy chồng chung.”. Ở câu thơ này, tác giả đã sử dụng khẩu ngữ để bộc lộ cảm xúc tức giận, oán hận của bản thân khi phải sống trong cảnh một chồng nhiều vợ.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK