Trang chủ Lớp 11 SGK Vật Lí 11 - Chân trời sáng tạo Bài 20. Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin Bài 20. Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin trang 117, 118, 119 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo: Ta đã biết, suất điện động và điện trở trong là hai đại...

Bài 20. Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin trang 117, 118, 119 Vật lý 11 Chân trời sáng tạo: Ta đã biết, suất điện động và điện trở trong là hai đại...

Hướng dẫn trả lời bài 20. Thực hành xác định suất điện động và điện trở trong của pin trang 117, 118, 119 Vật lý lớp 11 Chân trời sáng tạo. Ta đã biết, suất điện động và điện trở trong là hai đại lượng đặc trưng của một nguồn điện. Trong quá trình sử dụng, suất điện động và điện trở trong của nguồn điện có thay đổi không?...

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 117 Khởi động

Ta đã biết, suất điện động và điện trở trong là hai đại lượng đặc trưng của một nguồn điện. Trong quá trình sử dụng, suất điện động và điện trở trong của nguồn điện có thay đổi không? Làm thế nào để đo suất điện động và điện trở trong của một nguồn điện?

Lời giải chi tiết :

Trong quá trình sử dụng, suất điện động và điện trở trong của nguồn điện có thay đổi và giảm dần thoe thời gian.

Để đo suất điện động và điện trở trong ta cần áp dụng kiến thức định luật Ôm đối với toàn mạch để từ đó thiết kế ra phương án thí nghiệm phù hợp:

Cường độ dòng điện chạy trong mạch điện kín tỉ lệ thuận với suất điện động của nguồn điện và tỉ lệ nghịch với điện trở toàn phần của mạch đó \(I = \frac{\xi }{{R + r}}\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 118 Câu hỏi

1.Dựa vào cơ sở lí thuyết và dụng cụ trong Hình 20.3, hãy thảo luận nhóm để đưa ra một phương án thí nghiệm xác địnhξ và của r pin.

image

2. Tìm hiểu và thảo luận vai trò của R0 trong mạch điện.

Lời giải chi tiết :

1.* Tiến hành thí nghiệm:

Bước 1: Lắp mạch điện như Hình 20.1.

image

Lưu ý: Đồng hồ đo thứ nhất dùng làm ampe kế được mắc nối tiếp với biến trở và điện trở R0, đồng hồ đo thứ hai dùng làm vôn kế được mắc song song với biến trở.

Bước 2: Chọn pin cần đo để lắp vào hộp đựng pin.

Bước 3: Chọn thang đo thích hợp cho hai đồng hồ đo điện đa năng và để biến trở ở giá trị lớn nhất.

Bước 4: Đóng khoá K. Đọc giá trị của cường độ dòng điện I chạy trong mạch và hiệu điện thế U giữa hai đầu biến trở, ghi số liệu vào Bảng 20.1.

image

Bước 5: Thay đổi giá trị R của biến trở, ứng với mỗi giá trị của biến trở, đọc giá trị của I và U tương ứng, ghi số liệu vào Bảng 20.1.

Lưu ý:

+ Cần ngắt khoá K sau mỗi lần lấy số liệu.

+ Ứng với mỗi pin, cần lấy ít nhất 5 cặp số liệu (I, U) để giảm sai số trong quá trình xử lý số liệu.

2. R0 trong mạch điện đóng vai trò bảo vệ nguồn pin tránh hiện tượng đoản mạch


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 119 Câu hỏi

Hãy nêu các nguyên nhân gây ra sai số trong phương án thí nghiệm lựa chọn và cách khắc phục.

Lời giải chi tiết :

Nguyên nhân gây sai số:

  • Chưa hiểu rõ phương án thí nghiệm
  • Không ngắt khóa K sau mỗi lần lấy số liệu
  • Lắp đặt các thiết bị lỏng lẻo không chắc chắn

Phương án khắc phục:

  • Đọc kĩ và hiểu rõ phương án thí nghiệm mới bắt đầu tiến hành
  • Đóng ngắt khóa K cẩn thận
  • Phần nào chưa hiểu thì cần hỏi giáo viên

Câu hỏi:

Câu hỏi trang 119 Luyện tập

Pin chưa sử dụng thường có điện trở trong nhỏ nên đồ thị thu được sẽ có độ dốc nhỏ. Do đó, để xác định được giao điểm với trục hoành, ta cần phải lấy một dải số liệu rộng hơn. Hãy đề xuất một cách xác định r mà không phải kéo dài đồ thị.

Lời giải chi tiết :

Ta có thể tìm mối quan hệ giữa I và R để đề xuất phương án không cần kéo dài đồ thị.

a. Từ \(I = {I_A} = \frac{\xi }{{R + {R_A} + {R_0} + r}} \Rightarrow \frac{1}{I} = \frac{1}{\xi }(R + {R_A} + {R_0} + r)\)đặt\(y = \frac{1}{x};x = R;b = {R_A} + {R_0} + r \Rightarrow y = \frac{1}{\xi }(x + b)\)

b. Căn cứ các giá trị của R và I đã đo, ta tính các giá trị tương ứng của x và y.

c. Vẽ đồ thị y = f (x) biểu diễn gián tiếp mối liên hệ giữa I và R.

d. Xác định tọa độ của xm và y0 là các điểm mà đồ thị trên cắt trục hoành và trục tung.

\(\left\{ \begin{array}{l}y = 0 \to {x_m} = - b = - ({R_A} + {R_0} + r) \to r\\x = 0 \to {y_0} = \frac{b}{\xi } \to \xi \end{array} \right.\)


Câu hỏi:

Câu hỏi trang 119 Vận dụng

Dựa vào phần lưu ý trong cơ sở lí thuyết, hãy đề xuất một phương án khác để đo suất điện động của nguồn điện. Tiến hành thí nghiệm cho hai pin đã thực hiện đo và so sánh với kết quả đã nhận được.

Lời giải chi tiết :

Khi mạch hở, hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện có giá trị đúng bằng suất điện động ξ. Nếu mắc hai cực của nguồn điện với một vôn kế có điện trở rất lớn (cỡ MC) thì số chỉ của vôn kế gần đúng bằng ξ.

Thực hành thí nghiệm thì thu được kết quả gần bằng với kết quả đã nhận.

Dụng cụ học tập

Học Vật Lý cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, máy tính cầm tay và các dụng cụ thí nghiệm như máy đo, nam châm, dây dẫn.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Vật lý học là môn khoa học tự nhiên khám phá những bí ẩn của vũ trụ, nghiên cứu về vật chất, năng lượng và các quy luật tự nhiên. Đây là nền tảng của nhiều phát minh vĩ đại, từ lý thuyết tương đối đến công nghệ lượng tử.'

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK