Trang chủ Lớp 11 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết Ôn tập cuối học kì 1 Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có: Một văn bản truyện thơ. Một văn bản bi kịch...

Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có: Một văn bản truyện thơ. Một văn bản bi kịch...

Chọn ra hai văn bản đã đọc ở học kì I thuộc thể loại văn bản truyện thơ và văn bản bi kịch và tóm tắt hai văn bản đó. Soạn văn Câu 2 trang 141 SGK Ngữ Văn 11 tập một, 2 - Ôn tập cuối học kì 1, Ôn tập cuối học kì 1 Soạn văn 11 - Chân trời sáng tạo - chi tiết.

Câu 2 ( trang 141, SGK Ngữ Văn 11, tập một):

Hãy tóm tắt hai trong số các văn bản đã đọc ở học kì I, trong đó có:

- Một văn bản truyện thơ.

- Một văn bản bi kịch.

Hướng dẫn giải :

Chọn ra hai văn bản đã đọc ở học kì I thuộc thể loại văn bản truyện thơ và văn bản bi kịch và tóm tắt hai văn bản đó.

Lời giải chi tiết :

Tóm tắt văn bản truyện thơ: Thị Kính nuôi con cho Thị Mầu

Đoạn trích “Thị Kính nuôi con Thị Mầu” thể hiện cái nhìn đa chiều, phê phán thói bất công với người phụ nữ trong xã hội phong kiến, điển hình ở nhân vật Thị Kính. Thị Kính là người con gái xinh đẹp, giỏi giang nhưng xuất thân trong gia đình nghèo khó nên chỉ biết nhún nhường sống trong nhà chồng Thiện Sĩ - con của phú ông. Vì hiểu nhầm không đáng có mà Thị Kính định quyên sinh, nhưng nghĩ cha mẹ ở nhà không ai chăm sóc, Thị Kính quyết cạo đầu đi tu, giải làm chú tiểu, đổi tên thành Kính Tâm. Bấy giờ trong làng có nàng Thị Mầu lẳng lơ đem lòng mến chú tiểu Kính Tâm nhưng nhận lại được sự thờ ơ nên nàng ta đem lòng sinh ghét. Vì bản tính phóng khoáng quá mức, ngàn ta lỡ có chửa với đầy tớ, vì nỗi bực trong lòng, nàng bèn đổ vỏ cho Kính Tâm. Đường đường là nhà sư trân chính, nhận đứa trẻ nuôi nấng thì chẳng rằng là thú nhận nỗi oan ức này, nhưng bỏ rơi một sinh mệnh cũng “chẳng đành”, nên Kính Tâm nhận về nuôi dưỡng mặc cho lời đàm tiếu, dị nghị thì “ phúc vẫn là làm phúc”. Quả thật quá đỗi xót thương cho phận người con gái đã bị dồn nén đến đường cùng nhưng vẫn chọn hi sinh vì người khác. Chính tấm lòng từ bi đó đã cảm hóa được người thầy của Kính Tâm. Kinh Tâm hết mực yêu thương con đứa con “khác máu” đó như “giọt máu tình thâm”. Chịu cảnh “mẹ vò nuôi con nhện” nhưng Kính Tâm vẫn cầu mong cho con lớn lên được trưởng thành, cơ đồ sáng lạng. Qua đoạn trích, ta thấy được giá trị nhân đạo sâu sắc mà tác giả muốn gửi gắm rằng dù có là ai, có khốn khó đến nhường nào, thì cái tấm lòng từ bi sẽ quật ngã được cảnh ngộ đó.

Tóm tắt văn bản bi kịch: Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài

Vĩnh biệt Cửu Trùng Đài là một bi kịch về khát vọng nghệ thuật cao đẹp mâu thuẫn với thực tế lợi ích nhân dân. Vũ Như Tô là một kiến trúc sư thiên tài, vì tài năng như thế nên tên hôn quân Lê Tương Dực không buông tha ông khi hắn có kế hoạch xây dựng một nơi hưởng lạc đầy xa hoa như Cửu Trùng Đài. Ở hồi (I), Vũ Như Tô biết và rất hiểu nỗi lòng nhân dân khốn khó, ông không chấp nhận xây dựng một công trình tốn kém đầu tư vào sự hưởng lạc bê tha của vua quan, Vũ Như Tô kiên quyết từ chối xây đài và còn chửi mắng tên hôn quân.

Ở hồi (II, III, IV), cung nữ Đan Thiềm thuyết phục Vũ Như Tô chấp nhận yêu cầu của tên hôn quân, coi việc xây đài là một việc vĩ đại, cho dân ta nghìn thu còn hãnh diện. Bị khuất phục trước lời khuyên của Đan Thiềm, Vũ Như Tô chấp nhận xây Cửu Trùng Đài, ông xây nó vì khát vọng nghệ thuật to lớn trong ông, ông dồn hết tâm trí xây toà đài sao cho thật hùng vĩ.

Nhưng ông không thức tỉnh được rằng, ông đã vô tình gây nên cảnh thuế nặng khốn khó đời sống nhân dân, thợ giỏi thì bị tróc nã, người nào chống đối thì càng khốn khó. Bị bức ép đến đường cùng, nhiều thợ chết vì tai nạn, thuế nặng dân không đóng được, họ trở nên thù oán đất nước, thù oán người cầm đầu, thù oán cả người vẽ nên bản thảo xây dựng chốn xa hoa cho vua.

Đến chương V, tình hình ấy dẫn đến cao trào kịch và cái kết khó trả lời. Quận công Trịnh Duy Sản – thành phần tạo phản lợi dụng tình hình để dấy binh, lôi kéo thợ và dân làm phản, giết hôn quân, giết kiến trúc sư, đốt Cửu Trùng Đài.

Dụng cụ học tập

Học Văn cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, sách tham khảo về các tác phẩm văn học và từ điển.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Ngữ văn là môn học khai phá vẻ đẹp của ngôn ngữ và văn học, giúp chúng ta hiểu sâu sắc hơn về văn hóa, lịch sử và tâm hồn con người qua từng tác phẩm văn chương và các hiện tượng ngôn ngữ học.

Nguồn : TỪ ĐIỂN TIẾNG VIỆT

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK