Trang chủ Lớp 11 SGK Toán 11 - Chân trời sáng tạo Chương VI. Hàm số mũ và hàm số lôgarit Giải mục 2 trang 22, 23, 24 Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo: Với mỗi giá trị của \(t\) nhận giá trị trong \(\mathbb{R}\)...

Giải mục 2 trang 22, 23, 24 Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo: Với mỗi giá trị của \(t\) nhận giá trị trong \(\mathbb{R}\)...

Gợi ý giải Hoạt động 3, Hoạt động 4, Thực hành 3 , Thực hành 4 , Vận dụng 2 mục 2 trang 22, 23, 24 SGK Toán 11 tập 2 - Chân trời sáng tạo Bài 3. Hàm số mũ. Hàm số lôgarit. Cho (s) và (t) là hai đại lượng liên hệ với nhau theo công thức (s = {2^t})... Với mỗi giá trị của \(t\) nhận giá trị trong \(\mathbb{R}\)

Câu hỏi:

Hoạt động 3

Cho \(s\) và \(t\) là hai đại lượng liên hệ với nhau theo công thức \(s = {2^t}\).

a) Với mỗi giá trị của \(t\) nhận giá trị trong \(\mathbb{R}\), tìm được bao nhiêu giá trị tương ứng của \(s\)? Tại sao?

b) Với mỗi giá trị của \(s\) thuộc \(\left( {0; + \infty } \right)\), có bao nhiêu giá trị tương ứng của \(t\)?

c) Viết công thức biểu thị \(t\) theo \(s\) và hoàn thành bảng sau.

image

Hướng dẫn giải :

Sử dụng khái niệm hàm số, định nghĩa lôgarit.

Lời giải chi tiết :

a) Với mỗi giá trị của \(t\) thuộc \(\mathbb{R}\), tìm được duy nhất một giá trị tương ứng của \(s\).

b) Với mỗi giá trị của \(s\) thuộc \(\left( {0; + \infty } \right)\), có duy nhất một giá trị tương ứng của \(t\).

c) \(s = {2^t} \Leftrightarrow t = {\log _2}s\)

Ta có:

image


Câu hỏi:

Hoạt động 4

a) Xét hàm số \(y = {\log _2}x\) với tập xác định \(D = \left( {0; + \infty } \right)\).

image

i) Hoàn thành bảng giá trị sau:

image

ii) Trong mặt phẳng toạ độ \(Oxy\), xác định các điểm có toạ độ như bảng trên. Làm tương tự, lấy nhiều điểm \(M\left( {x;{{\log }_2}x} \right)\) với \(x > 0\) và nối lại ta được đồ thị hàm số \(y = {\log _2}x\) như Hình 4. Từ đồ thị này, nêu nhận xét về tính liên tục, tính đồng biến, nghịch biến, giới hạn khi \(x \to + \infty ,x \to {0^ + }\) và tập giá trị của hàm số đã cho.

b) Lập bảng giá trị và vẽ đồ thị của hàm số \(y = {\log _{\frac{1}{2}}}x\). Từ đó, nhận xét về tính liên tục, tính đồng biến, nghịch biến, giới hạn khi \(x \to + \infty ,x \to {0^ + }\) và tập giá trị của hàm số này.

Hướng dẫn giải :

a) Thay các giá trị của \(x\) vào hàm số sau đó dựa vào đồ thị nhận xét.

b) Lập bảng giá trị, vẽ đồ thị hàm số, sau đó dựa vào đồ thị nhận xét.

Lời giải chi tiết :

a) i)

image

ii) ‒ Hàm số liên tục trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).

‒ Hàm số đồng biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).

‒ Giới hạn: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {\log _2}x = + \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {\log _2}x = - \infty \).

‒ Tập giá trị: \(\mathbb{R}\).

b) Bảng giá trị:

image

Đồ thị hàm số \(y = {\log _{\frac{1}{2}}}x\):

image

‒ Hàm số liên tục trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).

‒ Hàm số nghịch biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).

‒ Giới hạn: \(\mathop {\lim }\limits_{x \to + \infty } {\log _{\frac{1}{2}}}x = - \infty ;\mathop {\lim }\limits_{x \to {0^ + }} {\log _{\frac{1}{2}}}x = + \infty \).

‒ Tập giá trị: \(\mathbb{R}\).


Câu hỏi:

Thực hành 3

Trên cùng một hệ trục toạ độ, vẽ đồ thị các hàm số \(y = {\log _3}x\) và \(y = {\log _{\frac{1}{3}}}x\).

Hướng dẫn giải :

Lập bảng giá trị, dựa vào bảng giá trị vẽ đồ thị.

Lời giải chi tiết :

Bảng giá trị:

‒ Hàm số \(y = {\log _3}x\):

image

‒ Hàm số \(y = {\log _{\frac{1}{3}}}x\):

image

‒ Đồ thị:

image


Câu hỏi:

Thực hành 4

So sánh các cặp số sau:

a) \({\log _{\frac{1}{2}}}4,8\) và \({\log _{\frac{1}{2}}}5,2\);

b) \({\log _{\sqrt 5 }}2\) và \({\log _5}2\sqrt 2 \);

c) \( - {\log _{\frac{1}{4}}}2\) và \({\log _{\frac{1}{2}}}0,4\).

Hướng dẫn giải :

Sử dụng tính chất của hàm số lôgarit.

Lời giải chi tiết :

a) Hàm số \(y = {\log _{\frac{1}{2}}}x\) có cơ số \(\frac{1}{2} < 1\) nên nghịch biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).

Mà \(4,8 < 5,2\) nên \({\log _{\frac{1}{2}}}4,8 > {\log _{\frac{1}{2}}}5,2\).

b) \({\log _{\sqrt 5 }}2 = {\log _{{5^{\frac{1}{2}}}}}2 = 2{\log _5}2 = {\log _5}{2^2} = {\log _5}4\)

Hàm số \(y = {\log _5}x\) có cơ số \(5 > 1\) nên đồng biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).

Mà \(4 > 2\sqrt 2 \) nên \({\log _5}4 > {\log _5}2\sqrt 2 \). Vậy \({\log _{\sqrt 5 }}2 > {\log _5}2\sqrt 2 \)

c) \( - {\log _{\frac{1}{4}}}2 = - {\log _{{{\left( {\frac{1}{2}} \right)}^2}}}2 = - \frac{1}{2}{\log _{\frac{1}{2}}}2 = {\log _{\frac{1}{2}}}{2^{ - \frac{1}{2}}} = {\log _{\frac{1}{2}}}\frac{1}{{\sqrt 2 }}\)

Hàm số \(y = {\log _{\frac{1}{2}}}x\) có cơ số \(\frac{1}{2} < 1\) nên nghịch biến trên \(\left( {0; + \infty } \right)\).

Mà \(\frac{1}{{\sqrt 2 }} > 0,4\) nên \({\log _{\frac{1}{2}}}\frac{1}{{\sqrt 2 }} < {\log _{\frac{1}{2}}}0,4\). Vậy \( - {\log _{\frac{1}{4}}}2 < {\log _{\frac{1}{2}}}0,4\)


Câu hỏi:

Vận dụng 2

Mức cường độ âm được tính theo công thức như ở Ví dụ 6.

a) Tiếng thì thầm có cường độ âm \(I = {10^{ - 10}}W/{m^2}\) thì có mức cường độ âm bằng bao nhiêu?

b) Để nghe trong thời gian dài mà không gây hại cho tai, âm thanh phải có cường độ không vượt quá 100 000 lần cường độ của tiếng thì thẩm. Âm thanh không gây hại cho tai khi nghe trong thời gian dài phải ở mức cường độ âm như thế nào?

Hướng dẫn giải :

Sử dụng công thức tính mức cường độ âm \(L = 10\log \left( {\frac{I}{{{I_0}}}} \right)\left( {dB} \right)\) với \({I_0} = {10^{ - 12}}W/{m^2}\).

Lời giải chi tiết :

a) Mức cường độ âm của tiếng thì thầm là:

\(L = 10\log \left( {\frac{I}{{{I_0}}}} \right) = 10\log \left( {\frac{{{{10}^{ - 10}}}}{{{{10}^{ - 12}}}}} \right) = 20\left( {dB} \right)\)

b) Để âm thanh không gây hại cho tai, âm thanh phải có cường độ âm không vượt quá:

\(I = {100000.10^{ - 10}} = 1{0^{ - 5}}W/{m^2}\)

Âm thanh không gây hại cho tai nghe trong thời gian dài phải ở mức cường độ âm không vượt quá:

\(L = 10\log \left( {\frac{I}{{{I_0}}}} \right) = 10\log \left( {\frac{{{{10}^{ - 5}}}}{{{{10}^{ - 12}}}}} \right) = 70\left( {dB} \right)\)

Dụng cụ học tập

Để học tốt môn Toán, chúng ta cần có sách giáo khoa, vở bài tập, bút chì, bút mực, thước kẻ, compa, máy tính cầm tay và giấy nháp.

Chia sẻ

Chia sẻ qua Facebook Chia sẻ

Sách Giáo Khoa: Chân trời sáng tạo

- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.

- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.

Đọc sách

Bạn có biết?

Toán học, được ví như "ngôn ngữ của vũ trụ", không chỉ là môn học về số và hình học. Đó là lĩnh vực nghiên cứu trừu tượng về các cấu trúc, không gian và phép biến đổi, góp phần quan trọng vào việc giải mã các hiện tượng tự nhiên và phát triển công nghệ.

Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thư

Tâm sự Lớp 11

Lớp 11 - Năm học quan trọng, bắt đầu hướng đến những mục tiêu sau này. Hãy học tập chăm chỉ và tìm ra đam mê của mình để có những lựa chọn đúng đắn cho tương lai!'

- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.

Nguồn : Sưu tập

Copyright © 2024 Giai BT SGK