Câu 7. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng
1. Ngữ hệ nào có nhiều dân tộc sử dụng nhất?
A. Nam Á.
B. H’Mông – Dao.
C. Thái – Ka-đai.
D. Hán – Tạng.
- Dựa vào hình 19.1. Lược đồ phân bố các dân tộc ở Việt Nam theo ngữ hệ trang 118 SGK Lịch sử 10.
Ngữ hệ có nhiều dân tộc sử dụng nhất là ngữ hệNam Á trải dài phạm vi trên cả nước.
=> Chọn đáp án A.
2. Các dân tộc ở Việt Nam phổ biến hình thức cư trú
A. xen kẽ.
B. vừa tập trung vừa xen kẽ.
C. tập trung.
D. tập trung khá phổ biến.
- Dựa vào mục I.2 trang 120 SGK Lịch sử 10
Đặc điểm cư trú của các dân tộc ở Việt Nam là vừa tập trung vừa xen kẽ, trong đó phổ biến là tình trạng cư trú xen kẽ.
=> Chọn đáp án A.
3. Các dân tộc ở Việt Nam chủ yếu hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nào?
A. Thủ công nghiệp.
B. Nông nghiệp.
C. Xây dựng đền đài.
D. Thương nghiệp.
- Dựa vào mục II.1 trang 121 SGK Lịch sử 10
Các dân tộc ở Việt Nam chủ yếu hoạt động sản xuất trong lĩnh vực nông nghiệp.
=> Chọn đáp án B.
4. Vì sao ngày nay các dân tộc có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh?
A. Để hòa hợp, đoàn kết dân tộc.
B. Đẹp hơn trang phục truyền thống.
C. Do thay đổi môi trường sống.
D. Thuận tiện trong lao động và đi lại.
- Dựa vào mục II.1 trang 122 SGK Lịch sử 10
Lý do ngày nay các dân tộc có xu hướng sử dụng trang phục giống người Kinh làthuận tiện trong lao động và đi lại.
=> Chỉ có các dịp lễ đặc biệt của người dân tộc thì họ mới mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.
=> Chọn đáp án D.
5. Các dân tộc ở Tây Nguyên, Tây Bắc thường làm nhà ở như thế nào?
A. Nhà trệt.
B. Nhà sàn.
C. Nhà trình tường.
D. Nhà nền đất.
- Dựa vào mục II.1 trang 123 SGK Lịch sử 10
Các dân tộc ở Trường Sơn - Tây Nguyên, Tây Bắc thường là nhà sàn.
=> Chọn đáp án B.
6. Tín ngưỡng truyền thống nào mà hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện?
A. Thờ cúng tổ tiên.
B. Thờ cúng Thánh Gióng.
C. Thờ sinh thực khí.
D. Thờ cúng Thánh Tản Viên.
- Dựa vào mục II.2 trang 123 SGK Lịch sử 10
Tín ngưỡng truyền thống mà hầu hết các dân tộc ở Việt Nam đều thực hiện thờ cúng tổ tiên – những người có công ơn sinh thành, dưỡng dục.
=> Chọn đáp án A.
7. Các lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuất nào?
A. Công nghiệp.
B. Thương nghiệp
C. Nông nghiệp.
D. Thủ công nghiệp
- Dựa vào mục II.2 trang 124 SGK Lịch sử 10
Các lễ hội của các dân tộc ở Việt Nam thường gắn liền với những hoạt động sản xuấtnông nghiệp vì đây là ngành kinh tế chính, họ mong một vụ mùa tốt tươi, gặt hái nhiều sản phẩm.
=> Chọn đáp án C.
8. Lễ hội nào thực hiện các nghi thức thờ cúng Hùng Vương?
A. Lễ hội chùa Hương.
B. Lễ hội Cầu mùa.
C. Lễ hội Cồng chiêng.
D. Lễ hội Đền Hùng.
- Dựa vào mục II.2 trang 124 SGK Lịch sử 10
Lễ hội thực hiện các nghi thức thờ cúng Hùng Vương làlễ hội Đền Hùng (thường được diễn ra vào 10/3 Âm lịch hằng năm).
=> Chọn đáp án D.
9. Không gian văn hóa nào được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại?
A. Nghệ thuật múa xòe Thái.
B. Đờn ca tài tử Nam Bộ.
C. Cồng chiêng Tây Nguyên.
D. Nghệ thuật bài chòi Trung Bộ.
- Dựa vào mục II.2 trang 125 SGK Lịch sử 10
Không gian văn hóa được UNESCO ghi danh là Kiệt tác truyền khẩu và di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại là cồng chiêng Tây Nguyên (tháng 11/2005).
=> Chọn đáp án C.
10. Các lễ hội gắn với nông nghiệp thường có mục đích gì?
A. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của thần linh với cộng đồng.
B. Bày tỏ lòng biết ơn sự che chở và phù hộ của tổ tiên với gia tộc.
C. Giữ gìn và truyền thừa bản sắc văn hóa truyền thống của các dân tộc.
D. Gửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu.
- Dựa vào mục II.2 trang 124 SGK Lịch sử 10
Các lễ hội gắn với nông nghiệp thường có mục đíchgửi gắm ước mong về một cuộc sống tốt đẹp, mùa màng bội thu vì nông nghiệp là ngành sản xuất chính.
=> Chọn đáp án D.
11. Thực hành Then – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là những dân tộc nào ở Việt Nam?
A. Mường, Tày, Thái.
B. Tày, Nùng, Thái.
C. Dao, Thái, Nùng.
D. Ê Đê, Ba Na, Gia Rai.
Tìm kiếm nguồn Internet cụm từ khóa “Thực hành Then – di sản văn hóa phi vật thể”.
Thực hành Then – di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại là những dân tộc là Tày, Nùng, Thái ở Việt Nam
=> Chọn đáp án B.
12. Nhận định nào dưới đây không phải là vai trò của nhà Rông ở Tây Nguyên?
A. Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật giống thần bản mệnh của dân làng.
B. Nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên.
C. Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hóa.
D. Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp của dân làng.
Tìm kiếm nguồn Internet cụm từ khóa “Vai trò của nhà Rông ở Tây Nguyên”.
Vai trò của nhà Rông ở Tây Nguyên bao gồm:
- Lưu trữ, thờ cúng những hiện vật giống thần bản mệnh của dân làng.
- Nơi tổ chức lễ hội hay các lễ cúng thường niên và không thường niên.
- Nơi phân xử các vụ kiện tụng, tranh chấp của dân làng.
=>Nơi tổ chức các hội chợ buôn bán, triển lãm hàng hóa không phải vai trò của nhà Rông.
=> Chọn đáp án C.
13. Các dân tộc ở Việt Nam đều có các di sản phi vật thể cần bảo tồn trong lĩnh vực nào?
A. Nghệ thuật hội họa.
B. Nghệ thuật điêu khắc.
C. Các lễ hội tôn giáo.
D. Nghệ thuật âm nhạc.
Tìm kiếm trên nguồn Internet cụm từ khóa “Các di sản văn hóa phi vật thể cần bảo tồn của các dân tộc Việt”. => Rút ra lĩnh vực chung của các dân tộc.
Các dân tộc ở Việt Nam đều có các di sản phi vật thể cần bảo tồn trong lĩnh vực các lễ hội tôn giáo – là vấn đề được các dân tộc Việt quan tâm
=> Chọn đáp án C.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK