Câu 5. Hãy khoanh tròn vào chữ cái ứng với ý đúng
1. Từ khi người phương Tây bắt đầu có mặt ở Đông Nam Á, tôn giáo nào cũng xuất hiện và dần dần thâm nhập vào khu vực này?
A. Hồi giáo.
B. Đạo giáo.
C. Thiên Chúa giáo.
D. Phật giáo.
- Dựa vào mục II.1 trang 83 SGK Lịch sử 10
Công giáo (Thiên Chúa giáo) xuất hiện ở Đông Nam Á gắn liền với sự hiện diện của người phương Tây (thế kỉ XVI).
=> Chọn đáp án C.
2. Đông Nam Á có hình thức tín ngưỡng nào vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày nay?
A. Thờ các vị thần.
B. Tín ngưỡng phồn thực.
C. Thờ cúng tổ tiên.
D. Nghi thức cầu mong được mùa.
- Dựa mục II.1 trang 82 SGK Lịch sử 10
Tín ngưỡng vẫn được duy trì và phổ biến đến ngày nay ở Đông Nam Á làthờ cúng tổ tiên (có vị trí linh thiêng của cư dân).
=> Chọn đáp án C.
3. Mối quan hệ giữa văn học viết và văn học dân gian của các dân tộc Đông Nam Á thể hiện như thế nào?
A. Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết.
B. Văn học viết làm nền tảng cho văn học dân gian.
C. Văn học viết tái tạo và thúc đẩy văn học dân gian phát triển.
D. Văn học dân gian và văn học viết tác động qua lại lẫn nhau.
- Dựa mục II.2 trang 83 SGK Lịch sử 10
Văn học dân gian làm nền tảng cho văn học viết ở Đông Nam Á do văn học dân gian ra đời trước với các câu chuyện truyền thuyết, cổ tích còn văn học viết ra đời sau dựa trên cơ sở có chữ viết.
=> Chọn đáp án A.
4. Điền vào chỗ trống để hoàn thành câu dưới đây: “Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Cam-pu-chia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc ……………….., vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng thế giới”.
A. Trung Quốc.
B. Thái Lan.
C. Ấn Độ.
D. In-đô-nê-xi-a.
- Dựa vào mục II.3 trang 84 - 85 SGK Lịch sử 10
“Khu đền Ăng-co Vát và Ăng-co Thom ở Cam-pu-chia, Thạt Luổng ở Lào, tháp Chàm ở Việt Nam vừa mang dáng dấp kiến trúc Ấn Độ, vừa có nét độc đáo riêng của nền văn hóa dân tộc, là những di tích lịch sử - văn hóa nổi tiếng thế giới”.
=> Chọn đáp án C.
5. Các cư dân ở Đông Nam Á tiếp thu tôn giáo nào của Ấn Độ?
A. Bà La Môn giáo, Phật giáo.
B. Bà La Môn giáo, Hồi giáo.
C. Phật giáo, Hồi giáo.
D. Hin-đu, Hồi giáo.
- Dựa vào mục II.1 trang 83 SGK Lịch sử 10
Các cư dân ở Đông Nam Á tiếp thu Bà La Môn giáo, Phật giáo từ Ấn Độ vào thời điểm những năm đầu Công nguyên.
=> Chọn đáp án A.
6. Từ khoảng thế kỉ XII – XIII, tôn giáo nào theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ du nhập vào Đông Nam Á?
A. Ấn Độ giáo.
B. Thiên Chúa giáo.
C. Bà La Môn giáo.
D. Hồi giáo.
- Dựa vào mục II.1 trang 83 SGK Lịch sử 10
Hồi giáodu nhập vào Đông Nam Á theo chân các thương nhân A-rập và Ấn Độ từ khoảng thế kỉ XII – XIII.
=> Chọn đáp án D.
7. Dòng văn học của các nước ở Đông Nam Á hình thành trên cơ sở dòng văn học nào?
A. Văn học dân gian.
B. Văn học nước ngoài.
C. Sự tích lịch sử và sự tích về tôn giáo.
D. Văn học dân gian và văn học nước ngoài.
- Dựa vào mục II.2 trang 84 SGK Lịch sử 10
Dòng văn học của các nước ở Đông Nam Á hình thành trên cơ sở dòng văn học dân gian (Xỉn Xay ở Lào,…) và văn học nước ngoài (khai thác những “điển tích văn học” của Ấn Độ, Trung Quốc).
=> Chọn đáp án D.
8. Hồi giáo du nhập và ảnh hưởng chủ yếu vào
A. khu vực Đông Nam Á lục địa.
B. khu vực Đông Nam Á đảo, bán đảo.
C. toàn bộ khu vực Đông Nam Á.
D. một phần Đông Nam Á lục địa.
- Dựa vào mục II.1 trang 83 SGK Lịch sử 10
Hồi giáo du nhập và ảnh hưởng chủ yếu vào khu vực Đông Nam Á đảo, bán đảo vì con đường du nhập của nó vào Đông Nam Á là giao thương đường biển.
=> Chọn đáp án B.
9. Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là gì?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Ấn Độ.
B. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của văn hóa Trung Quốc.
C. Nền văn hóa mang tính bản địa sâu sắc và chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của những thành tựu văn hóa Ấn Độ.
D. Tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài, kết hợp với văn hóa bản địa tạo một nền văn hóa riêng và độc đáo.
- Dựa vào mục I trang 82 SGK Lịch sử 10
Nét nổi bật của nền văn hóa các dân tộc Đông Nam Á là sự tiếp thu có chọn lọc những ảnh hưởng văn hóa bên ngoài (Ấn Độ, Trung Quốc, A-rập), kết hợp với văn hóa bản địa tạo một nền văn hóa riêng và độc đáo.
=> Chọn đáp án D.
10. Văn hóa Đông Nam Á có đặc điểm gì nổi bật?
A. Chịu ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.
B. Thống nhất trong đa dạng.
C. Bị chi phối bởi văn hóa Ấn Độ.
D. Chịu ảnh hưởng văn hóa Trung Quốc.
- Dựa vào toàn bài 14 trang 81 - 85 SGK Lịch sử 10
Đặc điểm nổi bật của văn hóa Đông Nam Á là mang tính thống nhất trong đa dạng (thống nhất là đều chịu ảnh hưởng bởi yếu tố bên ngoài, đa dạng là từ đó mỗi quốc gia lại có một yếu tố văn hóa bản địa riêng).
=> Chọn đáp án B.
Học Lịch sử cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì và các tài liệu tham khảo về sự kiện, nhân vật lịch sử.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Lịch sử là môn học giúp ta nhìn lại quá khứ, hiểu rõ hơn về những sự kiện và con người đã góp phần hình thành thế giới hiện tại. Học lịch sử là cách chúng ta rút ra bài học từ những thăng trầm để hướng tới một tương lai tốt đẹp hơn.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK