Sử dụng dữ kiện sau để trả lời các câu hỏi từ 20.1 - 20.5.
Để quan sát tiêu bản rễ hành, ta làm như sau:
(1) Quan sát toàn bộ lát cắt rễ hành dưới vật kính x10 để sơ bộ xác định vùng có nhiều tế bào đang phân chia.
(2) Chỉnh vùng có nhiều tế bào đang phân chia vào giữa hiển vi trường và quan sát dưới vật kính x40.
(3) Đặt tiêu bản cố định lên kính hiển vi và điều chỉnh sao cho vùng có mẫu vật vào giữa hiển vi trường.
(4) Nhận biết các kì của quá trình nguyên phân trên tiêu bản.
20.1.
Thứ tự nào sau đây là đúng cho trình tự tiến hành thí nghiệm?
A. (1) → (2) → (4) → (3). B. (3) → (1) → (2) → (4).
C. (1) → (3) → (2) → (4). D. (2) → (1) → (3) → (4).
Đáp án B.
Mục tiêu của bài thực hành là gì?
A. Vẽ được hình biểu diễn bộ nhiễm sắc thể trong từng kì của nguyên phân.
B. Quan sát được hình thái nhiễm sắc thể trong phân bào nguyên phân.
C. Nhận biết được các kì nguyên phân.
D. Tất cả các mục tiêu trên.
Mục tiêu của bài thực hành là:
- Vẽ được hình biểu diễn bộ nhiễm sắc thể trong từng kì của nguyên phân.
- Quan sát được hình thái nhiễm sắc thể trong phân bào nguyên phân.
- Nhận biết được các kì nguyên phân.
Đáp án D.
Khi quan sát tiêu bản, nếu thấy các nhiễm sắc thể đơn đang phân li về hai cực của tế bào thì kết luận tế bào dang ở kì nào của nguyên phân?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
Đáp án C.
Quan sát tiêu bản của một rễ hành, ta có thể thấy trường hợp nào sau đây?
A. Các tế bào đang ở các kì khác nhau.
B. Một số tế bào đang ở cùng một kì.
C. Một số tế bào không nhìn rõ nhiễm sắc thể.
D. Tất cả các trường hợp trên.
Một rễ hành được cấu tạo bởi rất nhiều tế bào, và thời điểm các tế bào phân bào là khác nhau, tùy thuộc vào diễn biến của chu kì tế bào.
Đáp án D.
Dưới kính hiển vi, hình thái nhiễm sắc thể rõ nét, đặc trưng nhất ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
Nhiễm sắc thể co xoắn cực đại ở kì giữa của quá trình nguyên phân.
Đáp án B.
Hình thái nhiễm sắc thể trong Hình 20.1 đang ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
Quan sát Hình 20.1 thấy các tế bào đang phân li về hai cực.
Đáp án C.
Hình thái nhiễm sắc thể trong Hình 20.2 đang ở kì nào?
A. Kì đầu B. Kì giữa C. Kì sau D. Kì cuối
Quan sát Hình 20.2 thấy một nhóm các nhiễm sác thể đang xếp thành một hàng thẳng ở giữa tế bào.
Đáp án B.
Vì sao khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, ta thường lấy mẫu ở đầu chóp rễ hành?
Khi làm tiêu bản quan sát tế bào nguyên phân, ta thường lấy mẫu ở các loài thực vật, tại các vị trí tế bào đang phân chia nhiều lần để thuận tiện quan sát.
Khi làm tiêu bảo quan sát tế bào đang nguyên phân, người ta thường lấy mẫu ở đầu chop của rễ hành vì:
- Đây là các tế bào mô phân sinh ngọn. Chúng là những tế bào còn non, chưa phân hóa, có khả năng phân chia liên tục nên có nhiều tế bào đang ở các kì phân bào khác nhau.
- Các tế bào ở phần này cũng có kích thước tương đối đồng đều, nhân thường lớn, không bào nhỏ nên dễ quan sát.
Có phải tất cả các tế bào đều có khả năng nguyên phân hay không? Cơ thể điều khiển sự phân chia của tế bào như thế nào?
Mỗi loại tế bào đều có chu kì tế bào khác nhau. Tùy thuộc vào nhu cầu của cơ thể mà có một số tế bào có chu kì tế bào rất dài, một số khác lại có chu kì tế bào rất ngắn, một số ít loại tế bào mất khả năng phân chia.
- Không vì tế bào thần kinh không phân chia.
- Có thể điều khiển sự phân chia của tế bào được diễn ra theo chu kì tế bào.
Quá trình phân chia tế bào chất ở động vật và thực vật có gì khác nhau?
Sự khác biệt lớn nhất trong quá trình nguyên phân của tế bào thực vật và tế bào động vật là ở giai đoạn phân chia tế bào chất.
- Ở động vật: là sự phân chia bằng các hình thành eo thắt ở phần trung tâm. Từ một tế bào mẹ cho ra 2 tế bào con.
- Ở thực vật: do có thành cellulose bền vững nên tế bào không thể phân chia theo cách hình thành eo thắt mà sẽ hình thành một vách ngăn cách dần tách tế bào chất ra.
Nêu kết quả và ý nghĩa của quá trình nguyên phân. Nêu ứng dụng của quá trình này vào thực tế.
- Kết quả: Từ 1 tế bào mẹ ban đầu (2n) sau 1 lần nguyên phân tạo ra 2 tế bào con có bộ nhiễm sắc thể giống nhau và giống mẹ.
- Ý nghĩa của nguyên phân:
+ Giúp cho cơ thể đa bào lớn lên.
+ Là phương thức truyền đạt và ổn định bộ nhiễm sắc thể đặc trưng của loài từ tế bào này sang tế bào khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác ở loài sinh sản vô tính.
+ Đảm bảo sinh trưởng của mô, tái sinh các bộ phân bị tổn thương.
Tại sao cùng một kì của nguyên phân trên tiêu bản lại có thể trông rất khác nhau?
Mặc dù cùng là một kì của quá trình nguyên phân nhưng trên các tiêu bản vẫn có khác biệt do:
- Góc độ quan sát khác nhau.
- Mỗi kì đều diễn ra trong một khoảng thời gian.
- Nên khi làm tiêu bản ta có thể quan sát được các hình ảnh khác nhau của cùng một kì.
Chúng ta cần sách giáo khoa, vở bài tập, bút mực, bút chì, kính hiển vi, mẫu sinh vật và các dụng cụ thí nghiệm khác.
- CHÂN TRỜI SÁNG TẠO là bộ sách giáo khoa hiện đại.
- Bộ sách giáo khoa CHÂN TRỜI SÁNG TẠO sẽ truyền cảm hứng để giúp các em học sinh phát triển toàn diện về tư duy, phẩm chất và năng lực, giúp người học dễ dàng vận dụng kiến thức, kĩ năng vào thực tiễn cuộc sống; giải quyết một cách linh hoạt, hài hoà các vấn đề giữa cá nhân và cộng đồng; nhận biết các giá trị bản thân và năng lực nghề nghiệp mà còn nuôi dưỡng lòng tự hào, tình yêu tha thiết với quê hương đất nước, mong muốn được góp sức xây dựng non sông này tươi đẹp hơn.
Sinh học là môn khoa học nghiên cứu về sự sống và các sinh vật. Từ cấu trúc tế bào đến các hệ sinh thái phức tạp, sinh học giúp chúng ta hiểu rõ hơn về bản chất của sự sống và mối quan hệ giữa các loài.
Nguồn : Wikipedia - Bách khoa toàn thưLớp 10 - Năm đầu tiên ở cấp trung học phổ thông, bước vào một môi trường mới với nhiều bạn bè từ khắp nơi. Hãy tận hưởng thời gian này và bắt đầu định hướng tương lai cho mình!
- Học nhưng cũng chú ý sức khỏe nhé!. Chúc các bạn học tập tốt.
Nguồn : Sưu tậpCopyright © 2024 Giai BT SGK